Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Việt Nam quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020: Hình thành tuyến đường bộ đến các nước trong khu vực

Tạp Chí Giáo Dục

Trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác để hình thành mạng lưới giao thông vận tải (GTVT) hiện đại, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và khai thác vận tải. Từ đó, Bộ GTVT có chiến lược phát triển mạng lưới GTVT tổng thể đến năm 2020.

TP.HCM hướng đến khu vực Đông Nam bộ

Theo Bộ GTVT, trọng tâm phát triển mạng lưới giao thông ở khu vực Đông Nam bộ là xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt nối liền các trung tâm kinh tế thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như: đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Vũng Tàu (85km), Long Thành- Dầu Giây- Phan Thiết (158km), TP.HCM- Thủ Dầu Một- Chơn Thành (90km), Vành đai III TP.HCM (110km); Xây dựng mới đường sắt TP.HCM- Vũng Tàu, đường sắt Dĩ An- Chơn Thành- Đắc Nông. Các tuyến nan quạt nối TP.HCM với các cửa khẩu, cảng biển quốc tế và các trung tâm kinh tế quan trọng của các tỉnh trong vùng bao gồm: hoàn thành nâng cấp QL13 (đoạn TP.HCM- Chơn Thành 83km quy mô cao tốc, đoạn Chơn Thành- Lộc Ninh- Biên Giới 72km đạt cấp III), QL 20 đạt tiêu chuẩn cấp III, QL22 đạt tiêu chuẩn cao tốc; khôi phục, xây dựng đường sắt TP.HCM- Lộc Ninh; nâng cấp, cải tạo tuyến đường sông TP.HCM- Bến Kéo; TP.HCM- Bến Súc đạt tiêu chuẩn cấp III; xây dựng và nâng cấp các cảng sông hàng hóa và hành khách. Hình thành 3 cụm cảng biển như: Cụm cảng TP.HCM trong đó có các khu cảng: Sài Gòn (sông Sài Gòn), Nhà Bè (sông Nhà Bè), Cát Lái (sông Đồng Nai), Hiệp Phước (sông Soài Rạp) phục vụ trực tiếp việc xuất nhập khẩu hàng hóa của TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: công suất cụm cảng 35 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu bách hóa, hàng rời tới 25.000 DWT, tàu container tới 20.000 DWT, tàu hàng lỏng tới 30.000 DWT, tàu khách tới 50.000 DWT. Từ năm 2010-2015, chuyển đổi chức năng, mục đích sử dụng khu cảng Sài Gòn thành cảng khách phục vụ du lịch, khu vui chơi, giải trí. Đầu tư xây dựng phát triển cụm cảng TP.HCM tại khu Cát Lái, khu cảng Hiệp Phước, khu cảng tổng hợp Nhà Bè để phục vụ việc di dời các cảng trong nội thành đồng thời phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất… ven sông Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp. Cụm cảng Đồng Nai gồm khu cảng Đồng Nai (sông Đồng Nai), khu cảng Phú Hữu (sông Lòng Tàu- Nhà Bè), khu cảng Ông Kèo (sông Lòng Tàu), khu cảng Gò Dầu A và B, khu cảng Phước An (sông Thị Vải) chủ yếu phục vụ cho các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Công suất cụm cảng là 24 triệu T/năm, tiếp nhận tàu 20.000-30.000 DWT. Cụm cảng Bà Rịa- Vũng Tàu gồm khu cảng Gò Dầu C, khu cảng Phú Mỹ, khu cảng Cái Mép (sông Thị Vải), khu cảng Vũng Tàu (Bến Đình- Sao Mai), khu cảng sông Dinh (sông Dinh). Cụm cảng có vai trò cảng cửa ngõ quốc tế, vừa phục vụ cho các khu công nghiệp trên địa bàn, vừa hỗ trợ cho cụm cảng TP.HCM và Đồng Nai. Công suất cụm cảng là 41 triệu T/năm, các cảng trên sông Thị Vải có khả năng tiếp nhận tàu bách hóa, tàu hàng rời tới 50.000-70.000 DWT, tàu container 50.000-80.000 DWT, tàu chở hàng lỏng 80.000-100.000 DWT, tàu khách đến 100.000 GRT. Các sân bay gồm: phát triển sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế với năng lực thông qua 20 triệu HK/năm; xây dựng mới sân bay Long Thành thành sân bay quốc tế thứ 2 hỗ trợ cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên sông Sài Gòn

Và khu vực Tây Nam bộ

Trọng tâm phát triển mạng lưới giao thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hình thành mạng lưới đường bộ gồm: nâng cấp và xây dựng mới 3 trục dọc chính (QL1A, tuyến N1, N2); 1 trục ven biển (QL60 và QL50); các trục tiểu vùng (tuyến Nam Sông Hậu, tuyến Quản Lộ- Phụng Hiệp); các trục ngang (QL30, QL53, QL54, QL57, QL61, QL62, QL63, QL80, QL91) đạt tiêu chuẩn cấp III, mở rộng một số đoạn qua thị trấn, thị xã; xây dựng đường cao tốc TP.HCM- Cần Thơ (115km). Các tuyến đường sông chính của khu vực gồm: Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24 giờ ở 4 trục dọc chính: tuyến TP.HCM- Kiên Lương (qua kênh Sa Đéc- Lấp Vò), TP.HCM- Kiên Lương (qua Đồng Tháp Mười), TP.HCM- Cà Mau, TP.HCM- Mộc Hóa đạt cấp III và 2 tuyến quốc tế: Cửa Tiểu- Hồng Ngự, Cần Thơ- Tân Châu đạt cấp I; Nâng cấp tuyến ven biển TP.HCM- Bến Tre- Trà Vinh- Bạc Liêu- Cà Mau. Các cảng biển, cảng sông bao gồm: mở rộng, nâng cấp cảng Cần Thơ (bao gồm khu vực Hoàng Diệu, Cái Cui và Trà Nóc) trở thành cụm cảng đầu mối khu vực ĐBSCL có khả năng tiếp nhận tàu 15.000-20.000 DWT, công suất cụm cảng 7 triệu T/năm; mở rộng, nâng cấp các cảng biển địa phương khác như Mỹ Tho (Tiền Giang) cho tàu 3000-5000 DWT; Vĩnh Thái (Vĩnh Long) cho tàu 3000 DWT, Mỹ Thới (An Giang) cho tàu 5000 DWT, Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho tàu 3000 DWT, Năm Căn- Cà Mau cho tàu 3000-5000 DWT, Hòn Chông (Kiên Giang) cho tàu 3000-5000 DWT; xây dựng mới cảng Đại Ngải (Sóc Trăng) cho tàu tới 10.000 DWT, Trà Cú (Trà Vinh) cho tàu 5000 DWT, Hàm Luông (Bến Tre) cho tàu 5000 DWT, Cần Giuộc (Long An) cho tàu 20.000 DWT, An Thới (Phú Quốc) cho tàu 5000 DWT. Nghiên cứu xây dựng một cảng nước sâu cho khu vực ĐBSCL. Đường sắt đi Tây Nam bộ: Xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ. Các sân bay bao gồm: Khôi phục, cải tạo và nâng cấp các sân bay Cà Mau, Phú Quốc, Rạch Giá, Côn Sơn và Quản Long.

Song song đó, hệ thống giao thông đối ngoại cũng được hình thành như:

Mạng đường bộ xuyên Á, ASEAN và tiểu vùng bao gồm: QL1A (TP.HCM – Lạng Sơn), QL 13 (TPHCM – Bình Dương – Chơn Thành), QL 51 (TP.HCM – Vũng Tàu) và QL 22 (TPHCM – Mộc Bài). Đường sắt xuyên Á: Đường sắt Singapore – Côn Minh (Trung Quốc) dài 5.513km, đi qua các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc và nhánh nối sang Lào. Phần tuyến đi qua Việt Nam dài 2.237km gồm các đoạn sau: Lộc Ninh – Dĩ An (TP.HCM):130km, TP.HCM – Hà Nội: 1.727km.n

Như Thủy

Bình luận (0)