Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Việt Nam quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020: Hướng đến giao thông công cộng là chính

Tạp Chí Giáo Dục

Cơ sở hạ tầng giao thông TP.HCM hiện nayQuan điểm của ngành GTVT

Cần phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, để phát triển hệ thống GTVT hợp lý, đặc biệt là GTVT đường thủy nhằm giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội.

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững cơ sở hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội nhanh, trước hết là trục Bắc – Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại, các khu đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo và phục vụ an ninh quốc phòng. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Nhanh chóng đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu để phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp GTVT hiện có. Nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghiệp hiện đại, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới tự sản xuất được các phương tiện vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu và chế tạo ô tô để sử dụng trong nước và từng bước xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới. Phát triển GTVT ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường. Đối với các đô thị lớn (trước mắt là Hà Nội và TP.HCM), nhanh chóng phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (vận tải bánh sắt); kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và an toàn giao thông đô thị. Phát triển mạnh GTVT địa phương, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, gắn kết được mạng GTVT địa phương với mạng GTVT quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số dân cư. Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nước dưới mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển GTVT. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trước hết là đối với giao thông đường bộ: Người sử dụng có trách nhiệm đóng góp để bảo trì lâu dài và tái đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương.

Mục tiêu phát triển

GTVT Việt Nam phải phát triển đồng bộ, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt và thuận lợi trên phạm vi cả nước, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Về vận tải, phải thỏa mãn nhu cầu vận tải xã hội đa dạng với mức tăng trưởng ngày càng cao, đảm bảo chất lượng tốt, giá thành giảm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vận tải nội địa (không kể vận tải nội đô) giai đoạn 2002-2010 phải đạt 7,56%/năm về tấn, 9,65% về tấn/Km và 6,48% về hành khách, 7,75% về hành khách/km; 2011-2020 phải đạt 6,83% về tấn, 7,17% về tấn/Km và 5,85% về hành khách, 8,89% về hành khách/Km. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và hành khách quốc tế đến năm 2010 phải đạt 7,64% về tấn và 9,8% về hành khách; giai đoạn 2011-2020 phải đạt 6,98% về tấn và 11,7% về hành khách, trong đó tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam năm 2010 là 25%, năm 2020 là 35%; và thị phần vận tải quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam đạt 50%. Vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội và TP.HCM năm 2010 phải đạt 25-30%, năm 2020 đạt 50-60%. Kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường.

Muốn phát triển cơ sở hạ tầng, trước mắt tập trung đưa vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế – xã hội của Trung ương và địa phương. Giai đoạn 2010-2020, hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới. Cụ thể, đến năm 2020, đối với đường bộ thì toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật. Mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn. Xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan trọng. Phải hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp đường sắt quốc gia và khu vực. Xây dựng một số tuyến mới có nhu cầu. Cải tạo và xây dựng một số tuyến đường sắt đôi và điện khí hóa. Triển khai xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các cảng tổng hợp quốc gia chính. Xây dựng cảng nước sâu ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm. Phát triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn, đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Ở lĩnh vực đường sông, phải nâng tổng chiều dài quản lý lên 16.500 km. Nâng cấp hệ thống đường sông chính yếu trong mạng đường sông Trung ương và địa phương đạt cấp kỹ thuật quy định. Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng hàng hóa và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không quốc tế có quy mô và chất lượng ngang tầm với các nước trong khu vực. Hoàn thành nâng cấp và xây dựng mới các sân bay nội địa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển hợp lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng. Đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15-25%.

Như Thủy

Bình luận (0)