Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Việt Nam xảy ra hàng trăm vụ động đất mỗi năm

Tạp Chí Giáo Dục

Biển miền Trung Việt Nam có thể xảy ra sóng thần. Hà Nội nằm trên vùng động đất cấp 8, trong khi TPHCM nằm trên nền địa chất yếu, chỉ cần động đất trung bình cũng gây rung động mạnh các tòa nhà.

Đó là những cảnh báo mà ông Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện vật lý địa cầu đưa ra khi trao đổi xung quanh vấn đề này.
Động đất mạnh liên tục diễn ra tại hai quốc gia láng giềng Indonesia và Philippines khiến nhiều người lo lắng đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có xảy ra động đất cường độ mạnh?
Động đất là sự giải thoát đột ngột một lượng năng lượng lớn, tích tụ trong một thể tích nào đó bên trong trái đất. Nó thường thoát ra tại những vùng đất bị nứt, gãy hoặc có nền địa chất yếu, mỏng. Trong khi đó, hai quốc gia Indonesia và Philippines đều nằm trong vùng ảnh hưởng của vết nứt khổng lồ dài hàng nghìn km, gây ra bởi trận động đất xảy ra năm 2004 ngoài khơi đảo Sumatra (Indonesia).
Từ vết nứt này sẽ xảy ra động đất rất mạnh liên tiếp rồi gây ra sóng thần. Đây là lý do vì sao hai quốc gia này sẽ còn liên tục xảy ra động đất và sóng thần. 
Ông Phương giới thiệu hệ thống cảnh báo động đất đã kết nối trên toàn Thế giới 
Theo các tài liệu khoa học, gần đây nhất Việt Nam đã ghi nhận có 2 trận động đất mạnh, đó là trận xảy ra tại Tây Nam Điện Biên Phủ mạnh  6,8 độ richter  năm 1935 và trận động đất 6,7 độ richter ở Tuần Giáo năm 1983. Điều này chứng tỏ Việt Nam cũng có thể xảy ra động đất mạnh?
Những lúc đã cảm nhận được động đất thì mọi người lập tức phải tìm những nơi chắc chắn có khung bao bọc như gầm bàn, khung cửa ra vào, khung tủ để ẩn nấp. Chú ý bảo vệ vùng đầu bằng những vật dụng sẵn có như chăn, gối hay lấy tay che đầu… Tránh xa những nơi nguy hiểm: gần cửa sổ, cửa kính, gương và các vật treo trên tường kệ, tủ, các đồ đạc lớn, cao dễ đổ, khu vực nhà bếp…

Có thể khẳng định nếu có động đất mạnh xảy ra thì thường sẽ là vùng núi phía Bắc, bởi nơi đây là khu vực tập trung dày đặc các chấn tâm tạo ra các vết đứt gãy sâu. Xét trên bản đồ địa chất thì Hà Nội đang nằm trên vùng động đất cấp 8 (trên 6 độ richter).

Tuy nhiên, nếu không chịu ảnh hưởng của vết nứt khổng lồ Sumatra thì chu kỳ xảy ra một trận động đất ở nước ta thường khá dài, có khi hàng trăm năm.
Trên thực tế là chuỗi thiết bị theo dõi của Viện đặt trên  toàn quốc đã ghi nhận hàng chục đến hàng trăm vụ động đất nhỏ (1-2 độ richter) mỗi năm. Tuy nhiên, với độ chấn động nhỏ như vậy thì mọi người không thể cảm nhận được.
Dù vậy, đây cũng là những mối hiểm họa đe dọa sự an toàn của TPHCM bởi khu vực này nằm trên nền phù sa do Sông Sài Gòn và Sông Cửu Long tạo nên, kết cấu nền địa chất không tốt như khu vực Bắc Bộ. Chỉ cần xảy ra động đất mức trung bình (khoảng 4-5 độ richter) cũng có thể tạo rung động mạnh tại những tòa nhà cao tầng.
Việt Nam có hệ thống ghi và cảnh báo động đất để giúp người dân tránh được thảm họa không thưa ông?
Nói chung khó có thể cảnh báo trước việc động đất xảy ra. Cho tới nay, tất cả các trận động đất xảy ra tại các quốc gia đều không được cảnh báo chính xác trước. Tại Việt Nam hệ thống máy móc của Trung tâm đã được kết nối với thế giới. Khi một trận động đất ở bất cứ nơi đâu diễn ra chúng tôi  sẽ nhận được thông tin sau 3-5 phút về độ mạnh, thời gian, khu vực… 
Kể từ khi nhận tin chúng tôi sẽ sẽ tính toán về độ ảnh hưởng đến Việt Nam, nếu thấy độ lớn hơn 3,5 độ richter lập tức sẽ báo cho 3 đơn vị quan trọng nhất là: Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia, Ủy  ban phòng chống lụt bão và Truyền hình. Điều quan trọng các cơ quan được báo phản ứng nhanh hay chậm khi có biến cố xảy ra.
May mắn là chúng ta không chịu ảnh hưởng của vết nứt khổng lồ Sumatra, nên ít xảy ra động đất hơn. 
Bản đồ chấn tâm động đất Việt Nam – Biển Đông 
Chúng ta được bao bọc bởi các đảo thuộc Indonesia và Malaysia. Theo ông, khi xảy ra sóng thấn, chúng ta có an toàn?
Mối hiểm họa của nước ta  là máng sâu Manila ở vùng biển phía tây Philippines. Máng sâu này gây ra những chấn tâm động đất rất mạnh và có khả năng phát sinh sóng thần lan qua biển Đông vào bờ biển miền Trung của Việt Nam. Cũng như các cơn bão, khi hình thành ngoài khơi Thái Bình Dương, bao giờ chúng cũng “oanh tạc” Philippine trước, sau đó vượt biển Đông đi xuống phía Nam vào vùng biển nước ta hoặc lên phía Bắc tác động đến Trung Quốc.
Chúng ta có hệ thống cảnh báo sóng thần chưa thưa ông?
Để có hệ thống cảnh báo sóng thần cần sự đầu tư rất lớn về máy móc đồng bộ và con người. Chúng ta chưa đủ kinh phí và điều kiện để đầu tư cho việc này. Hiện tại toàn bộ thông tin cảnh báo về sóng thần ở nước ta đang hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống cảnh báo quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Theo PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Địa chấn châu Á, cả 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Vũng Tàu đều nằm trong vùng cảnh báo đặc biệt, bởi có thể xảy ra động đất 5 – 8 độ richter. Nếu tâm chấn động đất ở khu vực giữa các thành phố có thể gây thiệt hại khủng khiếp, 30 – 40% nhà cửa bị đổ sập hoàn toàn. 
Hoạt động địa chất ở nước ta trong thời gian dài vừa qua khá yên bình so với Nhật, Trung Quốc, Indonesia hay Philippine. Cũng vì lý do đó nên chúng ta khá lơ là, chủ quan trong việc ứng phó với thiên tai.
Thanh Trầm (thực hiện) – Theo dantri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)