Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Viết tiếp bài Chú trọng tính thực chất trong tổ chức thi giáo viên giỏi (ngày 8-2): Cần tổ chức thi về sách cho giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay, có không ít ý kiến cho rng giáo viên ít đc sách, k c giáo viên dy văn hay các môn xã hi. Có khi giáo viên ch đc các đon trích trong sách giáo khoa ri đc thêm các tóm tt thì coi như đã đc trn tác phm văn hc ri.


Theo tác gi, tt c thy cô phi xem đc sách là mt hot đng cn thiết và có ích cho hot đng giáo dc nói chung và công tác ging dy nói riêng (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Một số giáo viên không đọc các tác phẩm có liên quan đến nội dung bài giảng nên không biết được các ý kiến khác nhau hoặc không cập nhật các kiến thức mới. Nhiều giáo viên không quan tâm đọc những tác phẩm đang được dư luận quan tâm, khi cho rằng nó không liên quan đến bài giảng hoặc môn học của mình. Hoặc có khi, giáo viên chỉ tìm hiểu những gì gắn trực tiếp với môn học mà không mở rộng đọc những lĩnh vực khác để bổ sung kiến thức cho mình. Phần đông giáo viên luôn khuyến khích học sinh nên đọc nhiều sách nhưng bản thân mình chưa hẳn đã đọc nhiều, cũng không giới thiệu cho học sinh sách gì nên đọc hoặc không chỉ ra phương pháp đọc phù hợp cho học sinh. Chính từ sự ít đọc sách của giáo viên nên thư viện của nhiều trường trở nên đìu hiu, không chỉ không còn biên chế quản thủ thư viện mà chính vì gần như không còn ai tới mượn sách. Thậm chí có trường, số sách còn lại cho vào một nơi gần như là nhà kho, khi cần mới vào lục!

Thứ nhất, đọc sách nên xem là một việc học mang tính chủ động của mỗi giáo viên và đó là một trong những hình thức tự học. Thứ hai, đọc sách không chỉ là việc nên làm mà còn là việc phải làm đối với mỗi giáo viên. Thứ ba, đọc sách không chỉ để nâng cao kiến thức, gợi mở thêm nhiều vấn đề mới trong việc dạy, việc ra đề kiểm tra, đề thi mà còn phát triển nhiều kỹ năng khác của giáo viên. Thứ tư, đọc sách không chỉ là một hình thức tự “bồi bổ” cho mình mà còn là một cách làm gương tích cực cho học sinh đối với mỗi giáo viên. Thứ năm, đọc sách không chỉ là một hoạt động nhất thời mà còn có thể hình thành một thói quen tốt và có ích. Thứ sáu, đọc sách không chỉ lấy kiến thức mà còn giúp mỗi giáo viên tiếp cận được xu thế, trào lưu đang thịnh hành, nhất là nắm bắt được những vấn đề đang “hot” từ một cuốn sách nào đó. Cuối cùng, đọc sách không chỉ là một hoạt động mang tính cá nhân mà còn có thể tạo sự lan tỏa đến nhiều người khác.

Va qua (t tháng 8 đến tháng 11-2022), y ban Mt trn T quc Vit Nam Q.5 (TP.HCM) phi hp vi Qun đoàn và Phòng GD-ĐT Q.5 t chc cuc thi viết, trình bày “Quyn sách mà tôi tâm đc”, thu hút nhiu giáo viên tham gia viết, làm video clip, qua đó gii thiu đưc nhiu cun sách hay bng nhng hình thc sinh đng, hp dn. Mô hình này nên đưc ph biến rng rãi trong nhà trưng và  các đa phương.

Lâu nay, nhiều trường, nhiều địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động thi liên quan đến sách, như vẽ minh họa nội dung sách, vẽ bìa sách, kể chuyện sách… dành cho học sinh cả trong năm học lẫn dịp hè. Đặc biệt, trong đợt dịch vừa qua, nhiều nơi đã có những sáng kiến để giúp học sinh nâng cao tình yêu với sách, góp phần bổ sung kiến thức và nhất là giúp các em giảm trầm cảm, căng thẳng khi phải ở nhà trong thời gian dài. Nhưng gần như rất hiếm có những cuộc thi liên quan đến sách dành cho người lớn, trừ một vài cuộc thi cảm nhận sách dành cho đông đảo đối tượng chứ không dành riêng cho người lớn hay giáo viên! Trong bối cảnh đó, các trường nên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu sách, kể chuyện sách trong giáo viên để từ đó hình thành các phong trào đọc sách rộng rãi trong nhà trường. Nên xem cuộc thi như là một sinh hoạt ngoại khóa chứ không coi đó là một hình thức kiểm tra, đánh giá gì quá nặng nề, nhưng cũng cần có những cách thức để tác động, khuyến khích đông đảo giáo viên tham gia. Chẳng hạn, để giáo viên thoải mái tham gia có thể không giới hạn sách, thể loại, chủ đề, nhưng trong đánh giá vẫn theo một cái khung nhất định, như dung lượng (số chữ), tình cảm, ý nghĩa, mức độ thuyết phục… Có thể kết hợp phần thi của giáo viên và học sinh để tạo sự tác động qua lại, làm tăng tính lan tỏa và động viên lẫn nhau. Có thể liên hệ với các nhà xuất bản, các hiệu sách và mạnh thường quân… ủng hộ sách, quà tặng, nhằm làm cuộc thi trở nên hào hứng và thú vị hơn. Về lâu dài, hoạt động đọc sách của giáo viên cần được quan tâm và tổ chức quy củ hơn, chính thức hơn, như tổ chức từ thi trong trường phát triển thành cuộc thi giữa các trường với nhau, thi toàn quận/huyện, toàn tỉnh/thành phố trong một hạn kỳ nhất định nào đó. Có thể thay thế một số hoạt động ngoại khóa hay một số cuộc thi khác bằng cuộc thi này để tạo nên một thói quen tốt có tính lan tỏa mà không gây quá nhiều áp lực cho giáo viên, bởi có thể xem đây là một hoạt động giao lưu, chia sẻ hơn là một cuộc thi cạnh tranh nhau gay gắt, có thể dẫn đến “chạy đua” giữa các trường, các giáo viên nhằm bảo đảm đạt chuẩn nào đó (như trong thi giáo viên dạy giỏi để được tặng bằng khen, để tăng lương trước niên hạn, tặng danh hiệu này nọ, cờ thi đua…). Đây cũng là cách để giảm tải cho giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên tập trung nhiều hơn cho chuyên môn và các hoạt động bổ trợ cho chuyên môn, thay vì bị phân tâm quá nhiều với các việc khác. Song song đó, nhà trường cũng nên đặt ra nếp trong sinh hoạt chuyên môn hoặc các sinh hoạt khác có phần chia sẻ, trao đổi về những cuốn sách mà các giáo viên đọc được. Đặc biệt, trong những dịp cụ thể, có thể “giao chỉ tiêu” cho các giáo viên cùng đọc một cuốn sách và chia sẻ cảm nhận riêng về những điều liên quan đến cuốn sách đó; chẳng hạn, dịp 26-3 có thể là một cuốn sách về một gương tuổi trẻ; dịp 30-4 về một tướng lĩnh tham gia giải phóng miền Nam; dịp 19-5 là sách về Bác Hồ hoặc một tác phẩm của Bác; dịp 20-11 là sách về nghề giáo, các gương nhà giáo tiêu biểu… Điều quan trọng là việc đọc sách của giáo viên, của học sinh trong nhà trường phải trở thành một nền nếp, một thói quen thực sự chứ không phải làm cho có hoặc cũng chỉ để đối phó. Tất cả thầy cô, từ ban giám hiệu đến giáo viên từng bộ môn, phải xem đọc sách là một hoạt động cần thiết và có ích cho hoạt động giáo dục nói chung và công tác giảng dạy nói riêng. Có được nhận thức đó thì việc đọc sách hay các hoạt động khác liên quan đến sách có thể sẽ được tổ chức tốt hơn, được sự tham gia tích cực và chủ động hơn. Khi đó, đọc sách sẽ trở thành một sinh hoạt thường xuyên của cả giáo viên và học sinh.

Trúc Minh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)