Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Điểm liệt môn văn gây sốc – Vì đâu nên nỗi? (ngày 19-7): Vấn đề dạy – học văn cần được nhìn nhận lại

Tạp Chí Giáo Dục

1.256 là s thí sinh b đim lit môn văn trong k thi THPT quc gia 2019 va qua. Con s này đưa môn văn tr thành môn đng đu v đim lit trong 9 môn thi. Cùng vi đó, gn 30% thí sinh làm bài đt dưi đim trung bình, mt ln na câu chuyn dy và hc môn văn cn đưc nhìn nhn li.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Thái Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) hc văn vi ch đ văn hóa m thc

Có quan ngi vi nhng con s thc?

Từ kết quả thi có phần không như kỳ vọng, một giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sài Gòn nhìn nhận, 30% thí sinh có điểm thi dưới trung bình môn văn là con số chưa lấy gì làm lo ngại, do rất nhiều em sử dụng môn văn chỉ là điều kiện xét tốt nghiệp. “Điều đáng lo ngại chính là con số thí sinh bị điểm liệt môn văn. Sâu xa chính là sự vênh lệch chương trình học và nội dung thi, tạo ra tâm thế thi gì học nấy cho cả thầy và trò. Cách kiểm tra, đánh giá hiện nay còn thiên nhiều về kiến thức mà chưa chú trọng đến việc kiểm tra năng lực đặc thù môn văn đã hình thành ở học sinh”, vị giảng viên cho biết.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Thành Thi (giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận xét, việc giảng dạy ở bậc phổ thông hiện nay đang trong giai đoạn giao thời, từ giảng dạy nội dung sang giảng dạy năng lực. “Trong buổi giao thời, nhất định sẽ có những hạn chế. Dù đã rất cố gắng từ cách làm đề, từ phong cách, phương pháp giảng dạy cho học sinh. Thế nhưng, để cải thiện việc có nhiều bài văn hay, thể hiện năng lực của học sinh thì cần phải có thời gian, không thể một sớm một chiều”, TS. Thi nói.

Cụ thể hơn, TS. Thi cho biết đề thi năm nay dù chưa thật sự xuất sắc nhưng đã có sự đổi mới nhất định, đã phân hóa được thí sinh. Chúng ta không nên nhìn quá nhiều vào điểm số, bởi nếu so với điểm số các năm trước không khéo lại so với điểm số ảo, thiếu tính khách quan. Kết quả thi thế này dù không quá đẹp nhưng cũng không nên bi quan.

Tuy nhiên, TS. Thi cũng thẳng thắn thừa nhận việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông vẫn theo chương trình thụ động, chăm chỉ luyện thi nhiều, học sinh học và làm bài theo khuôn mẫu, đụng đến sáng tạo là hầu như không làm được. “Ở bậc phổ thông, học sinh đã đọc theo thể loại từ hồi ký, ký… Lẽ ra, đề thi ra theo thể loại không có gì đáng ngạc nhiên hay bí bách. Nhưng hình như lâu nay, nhà trường chú trọng nhiều đến văn chương hư cấu, cho học sinh tưởng tượng hơn là chân thực và học sinh hình như cũng thích thú hơn với các thể loại này. Nên đề thi ra khác một chút là không quen”, TS. Thi nhìn nhận.

Hc sinh chán hc văn là do giáo viên?

Nhiều năm giảng dạy bộ môn văn, cô Ngô Thị Thu Thủy (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho hay điều khiến cô luôn suy nghĩ là những đánh giá của học sinh mình về môn học. “Khi tôi hỏi các em nghĩ gì về môn văn, đa số ý kiến đều cho biết môn học xa rời cuộc sống, thậm chí là có sự áp đặt, giả dối. Với học sinh lớp 12 thì thêm ý kiến là bài nào cũng như bài nào, chỉ có một màu sắc, sắc thái, như ru ngủ, gây mê. Tôi cứ tự hỏi, cơ sự nào để một môn học được coi là cội nguồn, là tiếng nói của dân tộc, hướng các em đến những giá trị chân – thiện – mỹ lại chịu sự hắt hủi, hiểu nhầm đến tai hại như thế?”, cô Thủy bày tỏ.

Theo cô Thủy, lẽ ra văn phải đến với tâm hồn, trái tim, khối óc người học một cách nhẹ nhàng, thẩm thấu, tựa như phù sa bồi đắp cho cây vậy. Thế nhưng, thực tế thì văn là môn học khiến cả thầy và trò đều mệt nhoài. Thầy thì cố gắng bằng mọi cách để làm sao “nhét chữ” vào đầu học sinh, còn các em thì cũng cố gắng “xào đi nấu lại” sao cho con chữ ở lại trong đầu.

Sở dĩ có tình trạng như vậy, cô Thủy cho rằng lỗi không phải ở học sinh. Những bài làm điểm kém, sự chán ghét môn văn, cầm đề văn lên mà không biết viết gì không hẳn do các em vô cảm, thiếu sự tinh tế để cảm nhận môn văn. Bằng chứng là nhiều em vẫn tìm đến những tác phẩm văn học ngoài nhà trường và vẫn có sự rung cảm chân thật, hồn nhiên. Nói thế để thấy rằng, nguyên nhân nằm trong chính nhà trường và hệ thống thi cử hiện nay. Chương trình thì hạn hẹp, cách dạy khuôn mẫu lại càng làm cho nội dung thêm hẹp.

Cô Thủy chỉ ra, nếu đề thi, đề kiểm tra vẫn ra kiểu học thuộc văn mẫu hay “copy” cảm nghĩ của sách vở, thầy cô thì cùng lắm chỉ đánh giá được học sinh nào học chăm, học sinh nào lười. Giáo dục vẫn còn nặng nề về khoa cử – học để thi, lấy kiến thức làm trọng tâm đánh giá. Việc dạy và học vì thế vô tình đã mất đi mục tiêu trong sáng là sự phát triển của người học. Học sinh học xong là trả chữ cho thầy, học vẹt, học để đối phó. Chương trình hạn hẹp, cách dạy môn văn lại quá cứng nhắc. “Lâu nay trong dạy văn, chúng ta quá tập trung khai thác tác giả, tác phẩm mà quên mất rằng đối tượng của chúng ta là học sinh – những tâm hồn cởi mở, đón nhận và sẵn sàng thay đổi. Hệ quả của cách dạy cứng nhắc này là việc học văn theo kiểu “học cây nào, biết cây nấy”. Chi tiết thì có thừa mà vẫn thiếu đi sức sống và cảm xúc. Vì thế mà khi tiếp cận một tác phẩm mới, học sinh bị “tắc” ngay”, cô Thủy phân tích.

Ở góc độ quản lý, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) thẳng thắn nhìn nhận kết quả thi như trên phần nào đã phản ánh đúng quá trình dạy và học môn văn hiện nay. “Ngay từ TH, THCS, việc học văn chưa hình thành cho người học tư duy cảm nhận cảm xúc chân thật, còn theo văn mẫu, sáo mòn. Vì thế, khi lên THPT, học sinh sẽ khó lòng cảm nhận, rung động với tác phẩm một cách trọn vẹn”, thầy Phú cho biết.

Bên cạnh đó, theo thầy Phú, nhiều giáo viên dạy văn còn mang cái tôi, bản ngã, tư tưởng của mình trong các tác phẩm, trong cách dạy để áp đặt lên suy nghĩ, tư tưởng của học sinh. “Trong môn văn, đạt được điểm 7 trở lên đã là rất khó. Còn điểm 9, điểm 10 thì là của hiếm. Thậm chí, chả mấy khi giáo viên cho học sinh điểm 10 môn văn. Hiện tượng này kéo dài mấy chục năm qua, đến tận ngày nay. Nhiều giáo viên luôn suy nghĩ rằng, chỉ có cảm nhận của mình thì mới có thể đạt điểm 10 và dạy theo rập khuôn, không dám cởi mở. Điều này khiến cho người học cảm thấy áp lực, mệt mỏi”, thầy Phú chia sẻ.

Tuy nhiên, với hệ quả điểm liệt, điểm dưới trung bình cao, ít bài viết xuất sắc, thầy Phú cho rằng cách thức ra đề cũng cần phải đánh giá lại. “Người ra đề một dòng cảm xúc, người chấm cũng một dòng cảm xúc, còn người học lại viết theo một dòng cảm xúc. Quá nhiều cảm xúc chi phối đến đề thi và đáp án. Người học liệu có thể theo kịp những dòng cảm xúc đó không?”, thầy Phú bày tỏ.

Hãy “ci trói” cho vic hc văn

“Hc văn là đ bi đp tâm hn hc sinh. Đng bt các em hc thuc, sao chép nhng cm nhn xa xôi vi cuc sng ca các em”, cô Ngô Th Thu Thy (giáo viên Trưng THPT Nguyn Hu Huân, Q.Th Đc, TP.HCM) nói.

Từ những trăn trở, câu hỏi được thầy Huỳnh Thanh Phú đặt ra là, nếu người học đưa ra các phản biện, những cách nhìn khác với khuôn mẫu của tác phẩm dưới góc nhìn tuổi trẻ thì liệu có được chấp nhận, trân trọng và đánh giá không? “Các tác phẩm như Tấm Cám, An Dương Vương hay Thằng Bờm, trong mắt của học sinh là những quan niệm về thiện ác, tình cha con, về giá trị đạo đức mang màu sắc khác với những quan niệm cố hữu vốn có. Và rõ ràng, những màu sắc đó không hề sai. Thế nhưng, thay vì tranh cãi, tại sao mỗi giáo viên không tự trân quý, ghi nhận và đánh giá những dòng cảm xúc của các em”, thầy Phú đặt vấn đề.

Để giá trị môn văn được phát huy đúng trong việc giáo dục đạo đức, tâm hồn cho học sinh, thầy Phú nhấn mạnh đã đến lúc thầy cô cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, một lần nữa hiểu rõ bản chất của môn học để khơi lên cảm xúc cho học sinh. “Thầy cô hãy trầm mình suy nghĩ, dạy theo giá trị cảm xúc thật để học sinh được nói lên tiếng nói thật thà của mình. Như thế, hãy mạnh dạn cho học sinh điểm 9, điểm 10 ngay cả khi đó là tiếng nói ngược dòng của các em”, thầy Phú khẳng định.

Từ góc độ chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Thành Thi chỉ ra rằng nhà trường và giáo viên dạy văn cần phải chú trọng giảng dạy sát vào từng thể loại, không nên có sự thiên lệch. Hơn nữa, phải cho học sinh viết nhiều, cảm nhận nhiều, nói lên cảm xúc nhiều hơn nữa để không có sự bị động trước những “xung đột” xung quanh. Đầy trăn trở, cô Ngô Thị Thu Thủy cho hay điều quan trọng nhất hiện nay là “cần trả lại đúng giá trị môn học”. Học văn là để bồi đắp tâm hồn học sinh. Đừng bắt các em học thuộc, sao chép những cảm nhận xa xôi với cuộc sống của các em. Văn học phải là phương tiện truyền tải giúp người học tìm kiếm chính mình qua tương tác, va chạm. Nếu được, hãy để sách giáo khoa là phương tiện tham khảo, người giáo viên được sử dụng bất kỳ ngữ liệu nào để dẫn dắt người học đến các giá trị sống. Trên hết, theo cô Thủy, người giáo viên phải cởi mở từ cách kiểm tra, đánh giá học sinh dưới nhiều lăng kính, không coi thường và áp đặt.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)