Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Đôi điều về tiêu chí của người thầy tương lai (ngày 18-2): Tiêu chuẩn nào cho thí sinh chọn sư phạm?

Tạp Chí Giáo Dục

Hai ngh đưc xã hi tôn vinh, đưc xưng tng bng tiếng “thy” là ngành sư phm và ngành y. Nhiu ngưi còn xem đây là ngh cao quý, bi l đi tưng thng trc tiếp là con ngưi.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du đng lp ging bài trong hot đng “Mt ngày làm giáo viên” do nhà trưng t chc (nh minh ha)

“Một bác sĩ tồi giết chết một bệnh nhân. Một nhà giáo tồi giết chết một thế hệ”. Y đức và giáo đức phải là điều kiện đầu tiên để tuyển chọn được một lương y, một nhà giáo có tâm đức. Người bệnh thì cần thuốc, người học thì cần chữ nghĩa, nhưng sự quan tâm, chăm sóc thì còn cần thiết hơn những viên thuốc đắt tiền. Dạy chữ thì dễ chứ dạy người mới khó. Lắm khi người thầy thuốc phải đối diện với cái sống và cái chết của bệnh nhân, thầy cô giáo đối diện với số phận học sinh đứng trước bờ vực, thì lúc đó mới hiểu hết nỗi khổ tâm, nhọc lòng của những người thầy, không chỉ còn là thợ dạy mà là người bắt mạch cảm xúc, kê toa thuốc cho những mảnh vỡ tâm hồn. Như lời bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”, lao động tận tâm, với những tấm lòng biết cho đi sẽ nhận về thành quả ngọt ngào nhất.

Trong nhiều môi trường sống thì môi trường giáo dục ở nhà trường được coi là không gian đáng sống, trong sạch, liêm khiết, cao quý nhất. Ở đó có những tấm gương thầy cô giáo truyền ngọn lửa nhiệt huyết về niềm đam mê nghiên cứu học hành, viết vào tâm hồn trong trắng của tuổi thơ những bài học đầu tiên về lẽ phải, sự công bằng, lòng nhân ái. Xã hội muốn hướng đến nhân bản, đem lại lợi ích cho con người thì rất cần những lớp người “vừa hồng, vừa chuyên”. Sứ mệnh ấy vẫn đặt lên vai các nhà giáo, và cả với những sinh viên chọn nghề sư phạm làm nghề nghiệp tương lai.

Hiện nay sinh viên sư phạm được đào tạo thế nào? Họ được trang bị những gì cho nghề nghiệp trong tương lai là dạy người, dạy chữ? Hai năm đầu, họ được học các môn gọi là “đại cương”, gồm có triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị học…, và như tôi từng học khoa toán thì còn rất nhiều những môn toán nữa (gọi là toán cao cấp). Nói về các môn lý thuyết trên, tôi phải công nhận là cần thiết, không thể phủ nhận điều này, đặc biệt là triết học. Nhưng dạy vào thời điểm nào cho sinh viên, dạy những gì, dạy thế nào, thi thế nào, sinh viên học được những gì từ môn học đó thì lại là những câu hỏi không dễ trả lời. Và liệu rằng một kỳ kiến tập dài 1 tháng và một kỳ thực tập gần 2 tháng có đủ để sinh viên sư phạm học được các kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy, ứng xử giao tiếp hay không? Dẫu sao đây cũng chỉ là những bước chuẩn bị hành trang cho những thầy cô giáo trẻ, còn tương lai ra sao tùy thuộc vào tâm thế, sự nhiệt huyết của từng bản thân người thầy. Ngành giáo dục dù có đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy…, nhưng không nâng cao giá trị đạo đức, không đề cao vị thế người thầy thì những cải cách đó cũng đi vào ngõ cụt. Vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang với việc sửa điểm thi, nâng điểm của 114 thí sinh đã gây rúng động dư luận, phản ánh những lỗ hổng trong quy trình thi, gây những tổn thất nặng nề về tinh thần, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào tính minh bạch, chính xác, công bằng của kỳ thi, gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức, nhân cách người thầy và những người quản lý giáo dục cũng như một bộ phận lớn phụ huynh, học sinh. Để trục lợi, đổi chác danh vị mà nhiều cán bộ trong ngành giáo dục sẵn sàng đánh đổi mọi giá, kể cả tiền tài, lương tâm, danh dự. Những hiện tượng phản cảm ấy đang làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, làm xấu xí hình ảnh về người thầy tâm niệm lấy đạo đức, nhân cách, tài năng làm khuôn vàng thước ngọc trong mắt học trò. Phẩm chất, tài năng, sự đức độ của người thầy không phải yếu tố bẩm sinh, không thể duy trì, phát sáng mãi. Muốn có được điều ấy, nhà giáo phải học, phải được xã hội và ngay chính học sinh của mình trân trọng. Do vậy người thầy cần ý thức nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm, tận lực với nghề bằng tình thương yêu, trách nhiệm với thế hệ trẻ và tương lai đất nước.

Thầy cô giáo thành công với nghề không chỉ có chuyên môn giỏi, mà bên cạnh đó là phong cách giảng dạy, mà theo cách nói của tuổi teen hiện nay “quan trọng là thần thái”.

Quy định mới của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong mùa tuyển sinh 2019, đưa ra tiêu chí thí sinh nữ cao từ 1m50 và nam cao từ 1m55 đã gặp nhiều ý kiến trái chiều, và sau đó lãnh đạo nhà trường đã gỡ tiêu chí này ra khỏi dự thảo tuyển sinh. Riêng tôi thì rất ủng hộ sự mạnh dạn thay đổi này của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Tôi cũng đề xuất Trường ĐH Sư phạm tổ chức sơ tuyển bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, để đánh giá kỹ năng giao tiếp, khả năng truyền đạt ngôn ngữ, giọng nói… Thầy cô giáo thành công với nghề không chỉ có chuyên môn giỏi, mà bên cạnh đó là phong cách giảng dạy, mà theo cách nói của tuổi teen hiện nay “quan trọng là thần thái”. Chúng ta đừng lấy tiêu chuẩn chiều cao để coi thường người thấp bé. Đó chỉ là tiêu chuẩn để chọn người phù hợp với ngành nghề mà thôi. Mỗi ngành nghề có đặc thù riêng, nếu ứng viên không đạt tiêu chuẩn này thì vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác để chọn lựa. Tôi rất mong đội ngũ thầy cô giáo sẽ thu hút học sinh như lời bài hát “giọng thầy như tiếng hát, lời thầy như bài thơ”, và cả những lời trầm trồ trước những “hot boy”, “hot girl” cầm phấn đứng trên bục giảng hút hồn học sinh.

Người đưa đò hiện nay phải đối diện với những thử thách, sóng gió đến từ trong và ngoài môi trường giáo dục. Nếu bây giờ được chọn lại nghề, nhất định tôi vẫn chọn nghề đặc biệt này. Bởi lẽ một người thầy vì học sinh thân yêu, thì giá trị tinh thần sẽ còn mãi đến mai sau.

Lâm Vũ Công Chính
(Trưng THPT Nguyn Du, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)