Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Miễn học phí bậc THCS: Tạo cơ hội đến trường đồng đều cho trẻ (ngày 27-8): Để chủ trương thực sự có hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục


Ngh quyết phiên hp Chính ph thưng k tháng 7 đã thng nht thông qua đ xut ca B GD-ĐT v ch trương thc hin chính sách min hc phí đi vi tr mm non 5 tui, hc sinh THCS trưng công lp và h tr đóng hc phí cơ s ngoài công lp đi vi tr em, hc sinh din ph cp, đc bit là đi vi các thôn, xã đc bit khó khăn, vùng đng bào dân tc thiu s, vùng sâu theo quy đnh ca Hiến pháp năm 2013, Ngh quyết s 29 khóa XI.

Giáo viên Trưng THCS Nguyn Hu (Q.4, TP.HCM) hưng dn hc sinh làm bài tp. Ảnh: Y.Hoa

Đây là một chủ trương được trông đợi khá lâu và có thể coi là một quyết định hợp lòng dân. Ngay sau đó (ngày 13-8), làm việc với Sở GD-ĐT TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đang bàn hướng không thu học phí đối với bậc THCS, dự kiến sẽ triển khai từ năm sau và việc này đã được giao cho Sở Tài chính lên phương án để trình HĐND thành phố xem xét, thông qua vào cuối năm nay. Ý tưởng này từng được chính Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu tại diễn đàn Quốc hội khi góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi và cũng đã được Bộ GD-ĐT đề xuất đưa vào dự án luật này.

Nhìn tổng thể, trong bối cảnh hiện nay, nếu thực hiện việc miễn học phí bậc THCS trên cả nước thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc cân đối nguồn thu để đầu tư cho giáo dục, nhưng riêng với TP.HCM, đây có thể coi là một chủ trương tiến bộ. Năm 2017, thu học phí của bậc THCS là 351 tỷ đồng, một con số đáng kể so với ngân sách của nhiều tỉnh nhưng đối với TP.HCM thì khá khiêm tốn. Việc miễn học phí ở bậc THCS có nhiều điểm tích cực. Trước hết chủ trương này phù hợp với xu hướng giáo dục bắt buộc ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới, trong khi hiện TP.HCM đã hoàn thành phổ cập bậc THPT đúng độ tuổi và đã hoàn thành phổ cập bậc THCS nhiều năm trước. Giáo dục bắt buộc luôn gắn với việc miễn học phí và có những chế độ hỗ trợ, khuyến khích khác (cũng như các chế tài kèm theo) mà bây giờ mới đặt vấn đề miễn học phí bậc THCS có thể coi là đã khá muộn. Trên thực tế, việc miễn học phí này sẽ khích lệ các gia đình quan tâm, tạo điều kiện cho con em họ học tốt hơn, nhất là đối với các gia đình khó khăn, không chỉ từ nguồn tài chính được giảm mà còn ở ý nghĩa tinh thần của chủ trương này. Bên cạnh đó, nếu mất nguồn thu từ học phí của bậc học này thì không ảnh hưởng nhiều đến tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và cho bậc THCS nói riêng.

Tuy nhiên, ở tầm cả nước, chủ trương này có thể có những thử thách không nhỏ. Ở tầm vĩ mô, giảm hàng ngàn tỉ đồng từ học phí tức là Nhà nước phải bù ít nhất đủ con số đó để đầu tư cho bậc THCS, nếu không có sự cân đối, tính toán hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến tổng đầu tư cho toàn ngành giáo dục, mà hệ lụy của nó là tình trạng “giật gấu vá vai”, hoặc phải cắt giảm các khoản chi cần thiết khác, nhất là thu nhập cho giáo viên. Đặc biệt, với các địa phương còn khó khăn, số tiền này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cân đối thu chi nói chung và việc đầu tư cho giáo dục nói riêng. Bên cạnh đó, mục tiêu lớn của giáo dục cả nước là phải giảm sĩ số từng lớp (hiện nhiều nơi ở các đô thị đã gần 50 học sinh/lớp) không phải chỉ nhằm đạt chuẩn quốc gia hay tiêu chí về chất lượng kiểm định mà quan trọng hơn là chất lượng giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, việc đầu tư xây dựng trường lớp sẽ gặp khó khăn, mục tiêu giảm sĩ số (hướng đến sĩ số 35 học sinh/lớp) sẽ trở nên nan giải hơn. Ở tầm vi mô của từng trường, các địa phương phải “bù” đủ số học phí lẽ ra họ thu được từ học sinh, nếu không sẽ phát sinh nhiều điều phức tạp, như phải cắt giảm các nhiều khoản chi cần thiết khác mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Giảm học phí ở trường công lập, ít nhiều có thể tạo ra một sức hút nào đó để tăng số học sinh vào trường công, có nghĩa là tăng thêm áp lực trường lớp, giáo viên cho khu vực này.

Vic min hc phí s khích l các gia đình quan tâm, to điu kin cho con em h hc tt hơn, nht là đi vi các gia đình khó khăn, không ch t ngun tài chính đưc gim mà còn  ý nghĩa tinh thn ca ch trương này.

Ngoài ra, giảm học phí có thể vô tình “đẻ ra” tình trạng vận động tùy tiện của nhà trường đối với phụ huynh, về danh nghĩa là để nhà trường bù đắp phần nào khoản thiếu hụt kinh phí, nhằm bảo đảm các hạng mục, các hoạt động bình thường cho học sinh. Chẳng hạn, cần sửa chữa nhà vệ sinh, thay quạt, bóng đèn, thay thế bàn ghế hư hỏng…, là các hạng mục phải lấy kinh phí của nhà trường từ nguồn kinh phí chung được rót hàng năm (trừ các sửa chữa lớn được dự trù riêng), nay vì được cho là thiếu kinh phí nên có trường ra sức vận động, tức là phụ huynh chẳng những không được giảm gánh nặng mà có thể làm tăng áp lực đóng góp. Do đó, nếu quản lý không tốt, chủ trương này có thể phát sinh tiêu cực.

Là một chủ trương rất tích cực, nhưng việc giảm học phí bậc THCS có thể khó tác động đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, thậm chí trong chừng mực nào đó lại gây ra những trở ngại. Bên cạnh việc giảm sĩ số, việc đầu tư trang thiết bị, xây dựng thêm các cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn thể mỹ, xây dựng phòng ốc để đáp ứng nhu cầu bán trú, tăng thu nhập cho giáo viên… đều rất cần thiết và đều đòi hỏi có kinh phí lớn. Vì vậy, để chủ trương này thực sự có ý nghĩa, cần có quyết tâm lớn của lãnh đạo các địa phương, của toàn ngành giáo dục, cùng sự phối hợp đồng bộ của nhiều giải pháp khác. Chẳng hạn, cần có những biện pháp quản lý và sử dụng kinh phí chặt chẽ để các khoản đầu tư đạt được hiệu quả như mong muốn; cần quản lý sự điều hành của các trường để tránh lạm thu; phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trường lớp… Nếu chỉ có việc giảm học phí bậc THCS không thôi thì chủ trương này có thể trở nên lạc lõng giữa kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục của chính lãnh đạo và người dân cả nước!

Trúc Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)