Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Quy định sử dụng mạng xã hội: Cần thiết nhưng phải thận trọng! (ngày 13-5): Phải sử dụng mạng xã hội thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

Theo nhiu giáo viên và hc sinh, quy đnh hn chế s dng mng xã hi (MXH) trong trưng hc là cn thiết nhm “thanh lc” môi trưng hc đưng. Thế nhưng, vic áp dng quy đnh này phi tùy theo la tui, phù hp vi tng trưng hc, không cng nhc…

Nhà trưng cn tăng cưng giáo dc hc sinh s dng MXH mt cách thông minh. Trong nh: Cô Trn Thúy An (Hiu trưng Trưng THCS Minh Đc, Q.1, TP.HCM) trò chuyn vi hc sinh lp 9/7 ti sân bóng ca trưng sau gi hc

Cô Trn Thúy An (Hiu trưng Trưng THCS Minh Đc, Q.1, TP.HCM): Cn trng đ không tr thành “l làng”

Quy định nào cũng cần dựa trên nền tảng của pháp luật. Quy định sử dụng MXH trong Bộ quy tắc ứng xử cũng vậy, cần phải có sự đồng thuận, hợp lý từ phía giáo viên, học sinh và phụ huynh, để tránh tình trạng “phép vua thua lệ làng”. Nhu cầu sử dụng MXH trong giáo viên và học sinh là rất lớn. Bản thân tôi cũng sử dụng MXH để kết bạn với học sinh, giáo viên và phụ huynh trong trường. Với cách này, tôi phần nào kiểm soát, theo dõi được học sinh, giáo viên trong trường đang suy nghĩ gì, đang cảm thấy gì và đang làm những gì. Chính từ MXH, tôi đã kịp thời ghi nhận và giải quyết thỏa đáng những thắc mắc của học sinh, phụ huynh về nội quy nhà trường hay đơn giản là những thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, đôi lúc bản thân tôi cũng gặp lúng túng trong việc làm bạn với học sinh bằng cách này. Bởi không phải lúc nào tôi cũng can thiệp vào những dòng trạng thái hay những chia sẻ của học sinh trên MXH. Có nhiều thứ nó thuộc vào phạm trù riêng tư của các em, nếu mình can thiệp vào sẽ gây ra hiệu ứng ngược, thậm chí là tạo khoảng cách với học sinh, qua đó các em cảm thấy khó chịu. Việc đưa quy định sử dụng MXH trong Bộ quy tắc ứng xử là điều nên làm, cần thiết. Vậy nhưng, đưa như thế nào thì lại không đơn giản. Điều này còn liên quan đến việc nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường. Sắp tới, nhà trường sẽ trao đổi để thống nhất với học sinh, giáo viên và phụ huynh đưa việc sử dụng MXH vào nội quy của trường trong quy định ứng xử văn minh trên MXH.

Thy Nguyn Văn Cưng (Hiu trưng Trưng THPT Lê Trng Tn, Q.Tân Phú, TP.HCM): Khuyến khích tn dng mt tích cc ca MXH

MXH không hẳn chỉ có những mặt tiêu cực mà còn rất nhiều mặt tích cực. Nhà trường luôn khuyến khích học sinh và giáo viên tận dụng chính những mặt tích cực của MXH áp dụng vào việc học, chia sẻ thông tin bổ ích. Và nhà trường cũng luôn khuyến khích học sinh và giáo viên đưa những thông tin tích cực lên MXH để nhân rộng, lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội. Trước những vấn đề tiêu cực trong lớp, trong trường, trong ngành và trong xã hội, quan điểm của nhà trường là nghiêm cấm học sinh, giáo viên thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề này trên MXH. Ngược lại, luôn khuyến khích mọi người phản biện những vấn đề một cách trực diện, thẳng thắn, trước tiên với giáo viên chủ nhiệm, Trợ lý thanh niên, Ban Giám hiệu nhà trường.

Quan điểm của tôi là hoàn toàn đồng tình khi đưa quy định sử dụng MXH vào Bộ quy tắc ứng xử trong trường học. Điều này không phải làm “thui chột” tư duy phản biện của học sinh và giáo viên mà là khuyến khích phản biện, đối thoại, góp ý trực tiếp. Có nhiều vấn đề, chỉ cần đối thoại là có thể giải quyết được, nhưng một khi đã đưa lên MXH rồi thì nó lại trở thành những vấn đề rất lớn. Vậy nhưng, song song với việc các trường ban hành Bộ quy tắc ứng xử thì chính các nhà quản lý cũng phải thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng đã ban hành. Có như thế mới đủ sức răn đe từ ngoài xã hội đến nhà trường.

Thy Ngô Hùng Cưng (Phó Hiu trưng Trưng THPT Trn Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM): Thay vì nghiêm cm, hãy tăng cưng giáo dc

MXH ngày nay không chỉ có Facebook mà còn rất nhiều “kênh” khác nữa. Có những kênh, nhà trường có thể kiểm soát được khi học sinh sử dụng nhưng cũng có những kênh, các em bình luận, chia sẻ những điều gì thì chỉ có… các em mới biết được. Do đó, việc ban hành quy định sử dụng MXH trong Bộ quy tắc ứng xử tại mỗi trường học chỉ có thể hạn chế được những tiêu cực mang tính bề nổi trong giáo viên và học sinh. Nhằm siết chặt những hành vi phản cảm, thiếu tính giáo dục, hạn chế việc sử dụng MXH để đăng tải, chia sẻ những thông tin không tốt, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục thì việc tuyên truyền, giáo dục phải được đặt lên hàng đầu. Tức là từng trường học cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục, tuyên truyền học sinh và giáo viên sử dụng MXH một cách thông minh, an toàn; đồng thời phổ biến Luật An ninh mạng đến từng giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, tạo môi trường dân chủ trong trường học để học sinh và giáo viên được đóng góp ý kiến trực tiếp…

Em Hunh Ngc Như Qunh (hc sinh lp 11B9 Trưng THPT Lê Trng Tn, Q.Tân Phú, TP.HCM): Hn chế phn nào bo lc hc đưng

Ngày trước, em thường xuyên sử dụng MXH để đăng tải những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Và bạn bè em cũng vậy. Tuy nhiên, việc làm này khiến chúng em gặp rất nhiều phiền phức. Có bạn đưa chuyện yêu đương lên MXH, bị thầy cô phát hiện báo cho gia đình… Bây giờ, em chỉ sử dụng MXH để trao đổi, chia sẻ thông tin học tập với bạn bè vì nó không tốn chi phí, rất thuận tiện. Mỗi ngày, em thường dành 2-3 tiếng để sử dụng MXH mà chủ yếu là Facebook. Việc nhà trường đưa quy định hạn chế sử dụng MXH trong trường học em thấy rất cần thiết. Trước bất cứ chuyện gì, hay thậm chí những thắc mắc trong trường học, các bạn có thể chia sẻ với thầy cô, nhờ thầy cô can thiệp hoặc giải quyết. Từ đó, hạn chế bạo lực học đường qua mạng ảo, cũng như tránh làm xấu hình ảnh của trường chỉ từ những hiểu lầm hoặc là hiểu biết chưa tới. Và khi đã ban hành rồi, em nghĩ trường hợp nào vi phạm thì nhà trường nên xử lý như hạ hạnh kiểm để đủ sức răn đe.

Em Lê Anh Thy (hc sinh lp 9/7 Trưng THCS Minh Đc, Q.1, TP.HCM): Rt cn thiết đ tránh tình trng “nói xu”

Tình trạng bạn bè đăng những ý kiến xấu về thầy cô, bạn bè, hay bày tỏ ý kiến không đồng tình về những quy định của trường, lớp lên MXH là không hề ít. Thông thường, những thông tin như thế này không biết đã có sự kiểm chứng hay chưa nhưng lại nhận được nhiều lượt comment (bình luận), like (thích), share (chia sẻ), gây ảnh hưởng đến thầy cô, bạn bè và cả hình ảnh nhà trường. Điều này là hoàn toàn không nên. Bởi nếu không đồng tình về nhà trường, về thầy cô, các bạn hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến trong trường, với thầy cô và Ban Giám hiệu. Do đó, bản thân em nhận thấy quy định sử dụng MXH trong trường học là rất cần thiết để hạn chế những hành vi “xấu xí” trên.

Q.Long (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)