Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Viết tiếp bài “Sinh hoạt hè ở địa phương thiếu chất lẫn lượng” ngày 5-7: Cần thiết tổ chức ngày hội đọc sách trong hè

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, Tp chí Giáo dc TP.HCM có bài viết rt hay “Mùa hè và hot đng đc sách trong nhà trưng” ca TS. Hunh Công Minh (nguyên Giám đc S GD-ĐT TP.HCM). Bài viết nhn mnh: “Bên cnh vic tiếp tc vn đng ngưi ln đc sách, nhà trưng phi t chc cho hc sinh đc sách nhiu hơn và hiu qu hơn nhm to nên nhng thế h mi có nhu cu đc sách như mt hot đng không th thiếu, tr thành thói quen tt trong đi sng văn hóa hàng ngày”.


Các em hc sinh đc sách báo ti trưng. Ảnh: Hàn Giang

Từ gợi ý này, chúng ta có thể thấy, việc tổ chức các hoạt động đọc sách trong nhà trường là một nhu cầu có thật và mang ý nghĩa thiết thực, không chỉ cho học sinh mà còn cho phụ huynh, giáo viên và nhà trường.

Lâu nay, đối với nhà trường và học sinh, những ngày hè thường diễn ra hai trạng thái, hoặc là cũng bận rộn với việc học thêm, dạy thêm hoặc là hoàn toàn cách biệt nhau, trường làm việc của trường, học sinh làm việc của học sinh không liên quan gì đến nhau cả. Sự cách biệt đó có thể làm cho học sinh hoặc là không có cảm giác nghỉ hè, bởi các em cũng đến trường, cũng gặp nhiều thầy cô, cũng đi học…, hoặc là các em không còn “qua lại” gì với trường hết. Ở một số nơi, ngày hè, tổ chức Đoàn, Đội địa phương gắn với các sinh viên tình nguyện tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh” và các hoạt động tình nguyện khác có tổ chức vài hoạt động, như sinh hoạt nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi, tổ chức các lớp ôn tập hè, hoạt động văn thể mỹ, hoặc tham gia một số sinh hoạt cộng đồng khác…, nhưng nhìn chung là không đều và kém sôi động, ý nghĩa cũng có mức độ. Có nơi tổ chức các lớp ngoại khóa như học năng khiếu, ngoại ngữ… nhưng không thu hút nhiều học sinh tham gia và sự hào hứng cũng không nhiều.

Trong bối cảnh đó, nhà trường cần tổ chức các hoạt động thu hút được đông đảo học sinh, tạo sự gắn kết giữa học sinh và nhà trường mà lại thực sự có ý nghĩa thiết thực về nhiều mặt. Một trong các hoạt động đó có thể là tổ chức các ngày hội đọc sách trong dịp hè. Ngày hội này nhằm khơi gợi tinh thần, tình yêu đọc sách và duy trì thói quen đọc sách của học sinh, giúp các em tiếp thu được những kiến thức bổ ích và có được cách thức giải trí lành mạnh trong những ngày hè thay vì chỉ tập trung vào điện thoại, máy tính bảng, ti vi… Ngoài ra, ngày hội cũng tạo sự quan tâm đến việc đọc sách của các bậc cha mẹ đối với trẻ, thay vì bắt con học thêm, học trước, học năng khiếu quá nhiều hoặc “bỏ phế” con với các trò chơi vô bổ. Với nhà trường, ngày hội này cũng giúp nâng cao tình yêu với sách của giáo viên, tạo một sân chơi lành mạnh cho cả học sinh cũng như giáo viên và qua đó có sự gắn kết giữa học sinh với nhà trường trong kỳ nghỉ.

1

Ngày hi đc sách có th gm mt s hot đng chính: T chc quyên góp sách, trao đi sách gia hc sinh, ph huynh và nhà trưng, gia hc sinh vi nhau, t chc các bui tng sách… Chng hn, hàng tun vào mt ngày nht đnh, có th t chc “Ngày trao đi sách”, đ hc sinh mang sách mình đã đc ri vào trưng trao đi vi nhau nhm giúp bn thân và các bn có thêm sách mi.

Ngày hội đọc sách có thể gồm một số hoạt động chính: Tổ chức quyên góp sách, trao đổi sách giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường, giữa học sinh với nhau, tổ chức các buổi tặng sách… Chẳng hạn, hàng tuần vào một ngày nhất định, có thể tổ chức “Ngày trao đổi sách”, để học sinh mang sách mình đã đọc rồi vào trường trao đổi với nhau nhằm giúp bản thân và các bạn có thêm sách mới. Nhà trường cũng có thể tổ chức hoạt động “Đọc sách cùng con” với yêu cầu mỗi học sinh phải cùng đọc một quyển sách với cha hoặc mẹ, rồi cả học sinh và cha/mẹ trình bày suy nghĩ vì sao chọn đọc quyển sách đó, quyển sách đó hay hoặc chưa hay thế nào, bản thân học được gì từ quyển sách đó…; đây là cách để phụ huynh cùng đọc sách với trẻ, khắc phục được tình trạng cha mẹ cứ đòi hỏi con đọc sách mà bản thân người lớn không chịu đọc. Định kỳ tổ chức các ngày hội đọc sách trong trường và tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi với sách, như vẽ tranh theo sách, thiết kế/vẽ lại bìa sách, diễn kịch theo sách…; trong mấy tháng hè, tùy điều kiện có thể 2 tuần/lần hoặc hàng tháng tổ chức các hoạt động này để học sinh có sự chuẩn bị tốt. Hội sách không thể thiếu các cuộc thi kể chuyện sách, có thể mở rộng việc kể chuyện không chỉ dành riêng cho học sinh mà còn với phụ huynh, như “Mẹ con cùng kể chuyện” hoặc “Quyển sách của cha”, “Quyển sách dành cho con”…; các cuộc thi này sẽ tạo sự gắn kết về nhiều mặt, trong đó có việc đọc sách giữa cha mẹ và con cái, tránh tình trạng cha mẹ quá mải mê lo làm ăn mà bỏ bê con cái… Đương nhiên, gắn với ngày hội này, nhà trường cũng nên tổ chức các cuộc giao lưu với các tác giả, người soạn sách, các đại sứ văn hóa đọc; tổ chức giới thiệu kinh nghiệm đọc sách cho học sinh; giới thiệu các cuốn sách mới; hướng dẫn cách sử dụng sách điện tử… Tùy điều kiện cụ thể, các hoạt động này có thể được tổ chức phù hợp sao cho thiết thực, hiệu quả, thu hút được nhiều người tham gia, nhất là học sinh.

Trong các hoạt động của ngày hội đọc sách, nhà trường cố gắng liên kết với các cơ quan, đoàn thể, nhà sách, thư viện… trên địa bàn để tất cả cùng vào cuộc. Chẳng hạn, phối hợp với Quận đoàn, Đoàn phường ở công tác tổ chức, phối hợp với các nhà sách, hiệu sách để làm công tác giới thiệu sách và bán sách giảm giá, phối hợp thư viện quận/huyện, kể cả các thư viện gia đình, để nói về sách. Số sách quyên góp được có thể lập thành tủ sách của khu phố, bổ sung cho thư viện của trường, tặng các mái ấm, nhà mở… Như vậy, nếu tổ chức tốt, ngày hội đọc sách không chỉ là hoạt động của nhà trường mà còn là hoạt động của nhiều cơ quan, đơn vị khác, góp phần lan tỏa tình yêu với sách. Dĩ nhiên, kinh phí để tổ chức là một vấn đề không nhỏ nhưng nếu khéo thực hiện có thể vận động được tài trợ và sự đóng góp của chính phụ huynh.

Để hoạt động này trở thành một sinh hoạt thường xuyên hàng năm, cần có sự tổ chức chu đáo và quảng bá rộng rãi. Chẳng hạn, ngay trong kỳ họp phụ huynh cuối năm, nhà trường nên phổ biến kế hoạch này và động viên phụ huynh đưa con tham gia. Với một trường học có khoảng 1.000 học sinh, mỗi kỳ tổ chức có chừng 10% học sinh tham dự, cộng với phụ huynh nữa thì đã là thành công rồi. Đồng thời, nhà trường nên tích cực sử dụng mạng xã hội để giới thiệu hoạt động, cũng như chủ động thông tin đến phụ huynh và học sinh thông qua các nhóm chat trên Zalo, Facebook…

Dĩ nhiên, trong hoạt động này, đòi hỏi hiệu trưởng phải có trách nhiệm và tâm huyết với việc đọc sách của trẻ. Người đứng đầu nhà trường phải nhận thức được rằng giáo dục tình yêu với sách, xây dựng văn hóa đọc là một đòi hỏi quan trọng để góp phần xây dựng nhân cách của trẻ, là hoạt động tạo sự hứng khởi, say mê tìm tòi, sáng tạo của trẻ, chứ không phải là một hoạt động cho có phong trào. Từ nhận thức đó, người hiệu trưởng sẽ cùng tập thể nhà trường tổ chức được những ngày hội đọc sách thực sự sôi động và có ý nghĩa.

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)