Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Thứ hạng không phải thước đo đánh giá học sinh (ngày 10-6): Phụ huynh cần chia sẻ, đồng hành cùng con

Tạp Chí Giáo Dục

Đ cp đến vn đ xếp hng hc sinh trong lp, nhiu giáo viên cho rng chính ph huynh đang hiu sai v ch s xếp hng, vô tình to ra áp lc cho các em. Vic xếp hng ch đơn thun là xếp th t hc sinh trong mt lp, đ các em ly đó làm h quy chiếu, t đó có nhng n lc và điu chnh cho phù hp trong vic hc.

Theo nhiu thy cô, mi hc sinh có nhng năng lc, thế mnh khác nhau, dù là trong hc tp hay hot đng phong trào. Trong nh: Hc sinh THCS trong gi hc môn toán. Ảnh: Y.Hoa

+ Thầy Phm Phương Bình (Phó Hiu trưng THPT Nguyn Hu Huân, Q.Th Đc): Nhiu ngưi hiu sai v ch s xếp hng

Thông thường, khi phụ huynh đi họp thì luôn muốn giáo viên thông báo con em mình đang đứng vị trí thứ mấy trong lớp. Đòi hỏi này của phụ huynh thật ra hoàn toàn chính đáng, để lấy đó làm cơ sở nhận biết con em mình học hành như thế nào. Về phía nhà trường, ban giám hiệu hay giáo viên chủ nhiệm khi đưa ra thông tin xếp hạng học sinh chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin, dựa trên nhu cầu của chính phụ huynh để họ tham khảo, chứ nhà trường không hề căn cứ vào con số xếp hạng để đánh giá học sinh. Cho nên trên các phiếu điểm chỉ có số thứ tự được xem như thứ hạng của học sinh trong lớp. Hiện nay, trên các sổ điểm điện tử liên lạc vẫn có hình thức đó để phụ huynh nhận biết con em mình đứng thứ mấy trong lớp. Như vậy, nếu được hiểu một cách tích cực, không quan trọng hóa, không gây áp lực thì việc xếp hạng học sinh trong lớp chỉ là một kênh thông tin tốt để phụ huynh sử dụng làm hệ quy chiếu, xét xem con em mình đang đứng ở đâu, học tập thế nào. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại đang hiểu sai về chỉ số xếp hạng học sinh trong lớp, tạo ra áp lực cho các em khiến chỉ số này trở nên nặng nề. Ngoài ra, khi phụ huynh so sánh con em mình với bạn bè, còn vô tình gây tổn thương cho các em. Ở đây, giáo viên chủ nhiệm cần phải làm công tác tâm lý cho phụ huynh, giải thích một cách cặn kẽ, đúng đắn cho phụ huynh hiểu về hệ quy chiếu trong bảng xếp hạng để từ đó họ không tạo áp lực cho con em mình. Song song đó, giáo viên chủ nhiệm cũng phải giải thích cặn kẽ tình hình học tập của mỗi học sinh ở từng môn, từng năng lực của các em cho phụ huynh hiểu. Bởi một học sinh có xếp hạng thấp chưa chắc là các em đã yếu ở tất cả các môn, các năng lực và ngược lại. Do đó, việc bỏ hay không bỏ xếp hạng học sinh trong lớp, bản thân tôi nghĩ không ảnh hưởng nhiều. Bởi giả sử, nếu nhà trường chỉ phát 1 tờ phiếu trên đó không có xếp thứ tự học sinh hoặc phát 1 tờ phiếu không có xếp hạng cho học sinh thì với nhu cầu, phụ huynh cũng sẽ tự tính toán dựa trên bảng điểm tổng thể của con em mình trong lớp. Vì vậy, quan trọng ở đây là tâm lý của phụ huynh.

+ Cô Nguyn Đoan Trang (Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Du, Q.1): Xếp hng cũng là đng lc đ hc sinh c gng

Không phải học sinh nào cũng không đồng ý với việc xếp hạng trong lớp. Sẽ có rất nhiều em lấy chỉ số xếp hạng làm động lực cố gắng, phấn đấu hơn trong học tập. Ở Trường THCS Nguyễn Du, lâu nay vẫn duy trì hình thức khen thưởng hàng tháng dưới sân trường với hạng nhất, nhì, ba trong lớp. Mặc dù những phần thưởng ở đây rất nhỏ nhưng nếu tháng nào nhà trường không khen tất cả mà chỉ khen hạng nhất thôi thì những học sinh xếp hạng nhì, hạng ba cho biết “các em rất buồn vì không được tuyên dương”. Như vậy, việc xếp hạng học sinh nhìn một cách tích cực là động lực để các em cố gắng, cải thiện kết quả học tập, là sự tự hào của các em.

Thy Phm Phương Bình (Phó Hiu trưng THPT Nguyn Hu Huân, Q.Th Đc) cho biết hin nay vic xét th hng hc sinh trong lp đang đưc trin khai theo cách hiu ca tng trưng, thưng đưc xếp theo th t hc lc ca hc sinh trong lp. Ví d, mt lp có 30 hc sinh thì s đưc xếp theo th t t 1 đến 30 da trên đim trung bình hc lc ca tng em. Do đó, vic công b th hng hc sinh trong mi lp ch đơn gin là đ các em biết đưc sc hc ca mình, ch không phi là cách đ các trưng đánh giá, xếp loi hc sinh. Bi, ch s xếp hng hc sinh gia lp này vi lp kia s khác.

Học sinh chỉ có áp lực khi thứ hạng của mình quá thấp, khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào các em, đặt nặng quá vấn đề điểm số. Để phù hợp với tình hình, tránh tạo áp lực cho học sinh, năm học tới nhà trường vẫn sẽ tuyên dương, khen thưởng học sinh hạng nhất, nhì, ba, hoặc là mở rộng tuyên dương khen thưởng học sinh trong top 5. Với những học sinh còn lại sẽ không thông báo xếp hạng mà chỉ báo điểm thôi. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì chính phụ huynh cũng phải nhìn nhận là không nên quá nặng nề với các chỉ số xếp hạng, mà cần căn cứ vào đó để tạo động lực cho các em.

+ Cô Nguyn Thy Ái (Hiu trưng Trưng THCS L Gia, Q.11): Cha m nên trân trng tng thế mnh ca con

Xếp hạng học sinh tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh để mỗi học sinh phấn đấu, cố gắng. Về mặt tiêu cực thì đôi khi xếp hạng lại gây ra sự ganh đua, không hay trong lớp học. Thậm chí, chính những học sinh có thể gây tổn thương cho nhau. Và cả phụ huynh, có thể đặt ra những câu hỏi rằng tại sao bạn A học thế này mà con lại học thế kia, từ đó lại áp đặt thêm con em mình học hành nhiều.

Hiện tại, ở trường chúng tôi không xếp hạng học sinh trong mỗi lớp mà chỉ để hạng nhất, nhì, ba. Việc đánh giá học sinh không phải chỉ nằm ở kết quả học tập, ở những con số xếp hạng. Có nhiều em không giỏi toàn diện ở các môn học nhưng lại rất năng nổ trong hoạt động phong trào. Chính cha mẹ nên trân trọng điều đó, hiểu điều đó để định hướng, khuyến khích con em mình phấn đấu hơn, đừng dựa vào điểm số để đánh giá rằng con em mình giỏi hay không giỏi, hay so sánh con em mình với bạn bè.

+ Cô Nguyn Ngc Hương M (giáo viên ch nhim lp 12A1 Trưng THPT Marie Curie, Q.3): Th hng không cao không hn là yếu kém

Tôi nhìn nhận rằng, việc học sinh THPT biết về thứ  hạng của mình không có nhiều ảnh hưởng lắm. Ở lứa tuổi này, các em đã có những định hướng riêng, mục tiêu riêng, những kế hoạch riêng để đầu tư vào một số môn học nhất định. Vì thế, những học sinh có thứ hạng không cao không hẳn là những em yếu kém ở tất cả các môn. Bên cạnh đó, các em cũng đủ lớn để nhận thức, để biết con số thứ hạng không tác động tiêu cực đến tâm lý. Nhưng điều quan trọng là phụ huynh nên hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng các em.

Đ.Yến (ghi)

 

Bình luận (0)