Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Viết tiếp một bài báo: Làm đẹp nhưng đừng… làm liều: “Con dao hai lưỡi”

Tạp Chí Giáo Dục

Biến chứng viêm da do xăm hình ở những nơi không đảm bảo chất lượng. Ảnh: T.H
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề này thì nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Bạn Nguyễn Quỳnh Anh (sinh viên Trường ĐH Lao động và Xã hội TP.HCM) cho rằng: “Muốn thể hiện tình yêu thì đâu nhất thiết phải đi xăm hình mà còn vô vàn cách để bày tỏ. Đến khi chia tay với mối tình đó thì hình xăm sẽ chẳng còn ý nghĩa gì mà nó còn theo mình suốt cuộc đời”. Nhưng chị Yến Mai (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) lại có quan điểm ngược lại: “Xăm môi và chân mày tôi thấy tiết kiệm được rất nhiều thời gian mỗi khi trang điểm mà nhìn chân mày thì thấy sắc sảo hơn”. Khi sở hữu một hình xăm là các bạn đã tự “mua dây buộc mình”, bởi những hình xăm đó kéo theo không ít những nguy hại về mặt sức khỏe.
BS. Võ Thị Bạch Sương cho biết: “Trước đây người ta chỉ xăm đơn giản bằng một loại mực màu đen hoặc xanh đen. Sau này, khi xăm thẩm mỹ trở thành “mốt” thì hình xăm thường sặc sỡ với sự phối hợp của nhiều màu sắc, nhiều họa tiết phức tạp. Khách hàng khó có thể biết chính xác mực xăm chứa những chất gì, không biết rõ về nguồn gốc của mực xăm”. Cũng theo BS. Sương: “Nguyên liệu phổ biến của mực xăm là các phẩm màu thực vật kèm theo nhựa, ôxít sắt, muối kim loại… Một số nơi có thể tự chế mực xăm từ mực bút, mực tàu, than, mực in… Các loại mực này chứa nitrogen, carbon, các hợp chất đa vòng, antimoin, arsenic, sulfur, lithium, polymethylme-thacrylate (PMMA). Để tạo ra nhiều màu xăm khác nhau, người ta phải sử dụng nhiều hóa chất khác nhau. Theo đó, màu đỏ gồm các hóa chất như thủy ngân, cadmium, sắt, ferrocyanide, ferricyanide, các dẫn chất naphtha. Màu cam gồm cadmium, các hợp chất azo. Màu vàng gồm chì, cadmium, kẽm, ferrocyanide, ferricyanide, azo. Màu xanh lá cây gồm chì, chromium, nhôm, đồng, ferrocyanide, ferricyanide, azo. Màu xanh gồm cobalt, đồng, ferrocyanide, ferricyanide. Màu tím gồm nhôm, hợp chất azo. Màu nâu gồm sắt, hợp chất azo. Màu đen gồm nickel, sắt, carbon. Màu trắng gồm lead, zinc, titanium, barium. Mực xăm có chứa nhiều kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, trong đó có các chất được xem là độc”.
Xóa xăm còn lắm nhiêu khê
BS. Sương khuyến cáo: “Nếu muốn xăm hình an toàn hãy đến các cơ sở chuyên nghiệp, được cấp phép. Điều cuối cùng mà các bạn cần phải biết là hình xăm sẽ theo ta suốt cả cuộc đời nên cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi có ý định muốn sở hữu nó.
Cơ sở thực hiện kỹ thuật xăm đảm bảo là cơ sở đó phải có chứng chỉ học nghề, bên cạnh đó còn phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn của ngành y tế. Nhưng hiện nay các cơ sở xăm mọc lên nhan nhản, thậm chí còn xuất hiện ở vỉa hè thì việc  đảm bảo vệ sinh chắc chắn còn hạn chế. Chính vì vậy, xăm hình nghệ thuật mang lại rất nhiều rủi ro. BS. Sương nhấn mạnh: “Ngoài những nguy cơ từ việc dùng kim xăm tạo vết thương trên da như nhiễm trùng, sẹo…, người xăm có thể bị những tác hại do đã đưa vào cơ thể các loại mực xăm không được kiểm định sự an toàn. Bên cạnh các phản ứng tức thì như viêm da, dị ứng hoặc nhiễm trùng, về lâu dài người xăm còn đón nhận nguy cơ mắc bệnh ung thư…”.
Hướng đến cái đẹp, cái chân-thiện-mỹ thì bất kì một người nào cũng mong muốn. Nhưng không phải vì đẹp mà chúng ta bất chấp những ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Chính vì vậy, khi quyết định xăm hình thì hãy cân nhắc kỹ càng. BS. Sương chia sẻ: “Trước khi có ý định đi xăm hình, các bạn nên hình dung một số những bất lợi có thể xảy ra cho mình về mặt y học và xã hội. Hình ảnh cá nhân sẽ bị thay đổi từ những biến dạng của việc xăm như để lại sẹo hoặc sưng tấy, các chất nhuộm màu trong mực xăm có thể gây dị ứng, lây nhiễm một số bệnh qua da, qua máu hoặc nhiễm trùng tại chỗ… Cần lưu ý việc xóa xăm không phải lúc nào cũng đơn giản. Hình xăm càng phức tạp, nhiều màu sắc, diện tích càng lớn thì việc xóa xăm sẽ càng nhiêu khê…”.
Nghiêm Quế
 LTS: Trên Báo Giáo dục TP.HCM ra ngày 13-8 có bài “Mốt” xăm hình nghệ thuật của giới trẻ: Cá tính và… hệ lụy đã phản ánh chi tiết trào lưu này. Tuy nhiên, mới đây nhất, BS. Võ Thị Bạch Sương (Phòng Chăm sóc da, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết: “Nhiều người xăm hình với mong muốn mình trở nên đẹp hơn, cá tính hơn chứ họ không biết những nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh tật từ nó…”.
 
Nhiều biến chứng khó lường
Theo ThS.BS thẩm mỹ Hoàng Hoạt thì: “Với  làn da nhạy cảm, nếu xăm ở những nơi không đảm bảo chất lượng thì sau khi xăm hình sẽ để lại một số biến chứng trên da như nóng rát, mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy, phù nề, viêm da, bong tróc… Một số dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn có thể gặp sau khi xăm hình như sưng nhức đau, nóng rực, phát ban đỏ. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới một số bệnh như nhiễm trùng máu, hoại tử, viêm phổi cấp tính. Nếu xăm hình lớn, sâu, đậm trên vùng nhiều đầu dây thần kinh mạch máu, các tổ chức nhạy cảm như mắt, môi, lưỡi, bộ phận sinh dục thì sẽ càng nguy hiểm hơnHơn nữa, việc xăm hình tại những nơi không đảm bảo chất lượng về dụng cụ, mực xăm, bạn rất có thể bị nhiễm một số bệnh lây qua đường máu như HIV, virus viêm gan B, lao, giang mai…
T.B
 
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)