Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Viết văn theo công thức

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Với đầu đề Tả ngôi trường thân yêu của em, một học sinh lớp 6 đã viết, đại để: Trường em xinh tươi lắm, không khí trong lành, sân trường có nhiều cây xanh, bóng mát, ghế đá, trông đẹp như công viên… Nhưng sau đó, học sinh này bất ngờ… đổi hướng: “Nhưng nói vậy mà không phải vậy”.

Và em viết, như sau: Một số thầy cô trường em dữ lắm, chúng em hở một tí là bị quát mắng, bạt tai. Chuyện học trò đánh nhau thường xảy ra. Vậy mà gọi là trường học thân thiện?
Giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh viết bài văn “lạ” nêu trên, buồn buồn nói: “Học sinh đã viết đúng như những gì đã thấy, đã nghĩ”. Còn giáo viên bộ môn đã cho điểm 0 với lý do: lạc đề, xúc phạm thầy cô giáo.
Xảy ra chuyện buồn trên, suy cho cùng là do giáo viên ngữ văn đã quá quen với những lối mòn, những khuôn khổ, những định hướng từ những “bài văn mẫu” mang lại. Họ chỉ chấp nhận những bài văn viết “đúng lề”. Ví dụ, tả cảnh bình minh thì phải có “ông mặt trời thức dậy”; cảnh hoàng hôn thì nhất định phải có “ông mặt trời đi ngủ”; cảnh giờ ra chơi thì phải có câu “học sinh các lớp ùa ra như ong vỡ tổ”; viết về con mèo thì phải có câu “nhà em có nuôi một con mèo, đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve”; viết về quê hương thì phải “xinh tươi, giàu đẹp”; viết về đất nước thì phải “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Vì đã thành “công thức” nên khi tả người thân, có học sinh đã viết: “Nhà em có nuôi một ông nội, đôi mắt ông long lanh như hai hòn bi ve”.
Trần Cao Duyên / TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)