Mỗi năm, các đường bay đến vùng sâu, vùng xa lỗ 1 triệu USD và tổng mạng đường bay nội địa lỗ 10 triệu USD. Đây là thông tin từ TGĐ Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh trong lễ công bố đường bay thắng Hà Nội – Vinh và Hà Nội – Chu Lai mới đây.
Vietnam airlines liên tục mở các đường bay đến địa phương phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. |
Tuy nhiên, điều đáng mừng là tổng kết quả kinh doanh của hãng này vẫn có lãi. Động thái chịu lỗ để phát triển mạng bay trong nước là một cách thể hiện vai trò của Hãng Hàng không quốc gia trong việc "phủ sóng" thị trường hàng không nội địa.
Chia sẻ trách nhiệm xã hội
Hiện VNA đã khai thác 35 đường bay nội địa, trong đó có nhiều đường bay đến các vùng sâu, vùng xa như Điện Biên, Đồng Hới, Gia Lai Kon Tum, Bình Định… Ông Phạm Ngọc Minh nhấn mạnh thêm: Khả năng hoà vốn là gần như không thể khi mở đường bay mới tới các địa phương không có lợi thế về du lịch.
Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, VNA đã mở hàng chục đường bay địa phương. Mới đây nhất là hai đường bay Hà Nội – Vinh sẽ khởi bay từ 12.5 và Hà Nội – Chu Lai khởi bay từ 2.6. Đặc thù của các đường bay địa phương là số lượng khách ít nên các chuyến bay thường có hệ số sử dụng ghế thấp nên thường bị lỗ. Mỗi năm, các đường bay đến vùng sâu vùng xa lỗ 1 triệu USD và tổng mạng đường bay nội địa lỗ 10 triệu USD.
Để san sẻ gánh nặng với VNA, các địa phương đã vận động cộng đồng DN góp vốn ban đầu để mở đường bay đến địa phương mình. Các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi còn cho phép cán bộ công chức đi công tác Hà Nội được phép đi máy bay; đồng thời, các địa phương này đều miễn phí vận chuyến hành khách từ sân bay về trung tâm thành phố. Đây cũng là một cách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích tăng lượng khách trên các chuyến bay.
Ông Minh cũng cho biết thêm: Địa phương nào cũng mong muốn mở đường bay thẳng đến Hà Nội và TPHCM bởi đây là cơ hội xúc tiến đầu tư vào địa phương. Thông thường, các doanh nhân thế giới hiện không muốn ngồi ôtô trên chặng đường dài hơn 4 tiếng.
Đại diện lãnh đạo Vinh và Quảng Nam Quảng Ngãi đều cho hay: Việc có đường bay thẳng sẽ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường bộ và giảm độ ngại cho các đối tác khi phải di chuyến bằng ô tô trên một quãng đường dài. Tuy nhiên, với một DN như VNA thì hiệu quả là vấn đề quan trọng.
Song nhìn tổng thể lợi ích quốc gia về phát triển mạng bay nội địa “phủ sóng” tới những vùng sâu, vùng xa nên VNA đã cố gắng cân đối tài chính và cả đội bay để mở ngày càng nhiều các tuyến bay mới từ địa phương đến hai trung tâm chính của đất nước. Động thái này đã thể hiện vai trò anh cả, nòng cốt trong việc phát triển thị trường hàng không nội đáng được ghi nhận của VNA.
Khai phá đường bay quốc tế tiềm năng
Từ đầu năm 2010, VNA đã liên tiếp mở các đường bay quốc tế mới. Đây cũng là một cách mở rộng thị trường, khai phá tiềm năng của những thị trường mới. Đầu năm, VNA đã mở đường bay đến Osaka khi hãng hàng không liên danh với VNA bay trên tuyến này là Japan Airlines gặp khó khăn, phải cơ cấu lại mạng đường bay và bỏ đường bay này. Cũng trong tháng 3.2010, ba đường bay quốc tế mới đến Yangoon (Myanmar) và Hà Nội, TPHCM – Thượng Hải đã được đồng loạt khai mở. Đây có thể xem là một cố gắng vượt bậc của Hãng Hàng không quốc gia VN trong việc tạo lập thị trường mới.
Ngày 30.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cắt băng khánh thành đường bay mới này tại Thượng Hải. Cũng trong buổi lễ này, ông Nguyễn Sỹ Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị VNA – bày tỏ hi vọng, đường bay này sẽ thu hút lượng khách từ các vùng lân cận của Thượng Hải đến VN, cũng như lượng khách từ các khu vực khác qua VN đến Thượng Hải và các TP lớn của VN và thế giới.
Theo ông Kiều Anh – Trưởng đại diện Văn phòng VNA tại Thượng Hải – đây là đường bay đạt hiệu quả khá nhanh. Chỉ sau khoảng một tháng khai trương, hệ số sử dụng ghế đã tới 70% – 80%. Theo một cán bộ phụ trách thị trường Trung Quốc của VNA thì đây là đường bay nhanh đạt tới hệ số sử dụng ghế cao nhất. Có thể nói, đây cũng là những đường bay sẽ gánh đỡ cho phần lỗ của mạng đường bay nội địa.
Hiện VNA đã khai thác 35 đường bay nội địa, trong đó có nhiều đường bay đến các vùng sâu, vùng xa như Điện Biên, Đồng Hới, Gia Lai Kon Tum, Bình Định… Ông Phạm Ngọc Minh nhấn mạnh thêm: Khả năng hoà vốn là gần như không thể khi mở đường bay mới tới các địa phương không có lợi thế về du lịch.
Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, VNA đã mở hàng chục đường bay địa phương. Mới đây nhất là hai đường bay Hà Nội – Vinh sẽ khởi bay từ 12.5 và Hà Nội – Chu Lai khởi bay từ 2.6. Đặc thù của các đường bay địa phương là số lượng khách ít nên các chuyến bay thường có hệ số sử dụng ghế thấp nên thường bị lỗ. Mỗi năm, các đường bay đến vùng sâu vùng xa lỗ 1 triệu USD và tổng mạng đường bay nội địa lỗ 10 triệu USD.
Để san sẻ gánh nặng với VNA, các địa phương đã vận động cộng đồng DN góp vốn ban đầu để mở đường bay đến địa phương mình. Các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi còn cho phép cán bộ công chức đi công tác Hà Nội được phép đi máy bay; đồng thời, các địa phương này đều miễn phí vận chuyến hành khách từ sân bay về trung tâm thành phố. Đây cũng là một cách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích tăng lượng khách trên các chuyến bay.
Ông Minh cũng cho biết thêm: Địa phương nào cũng mong muốn mở đường bay thẳng đến Hà Nội và TPHCM bởi đây là cơ hội xúc tiến đầu tư vào địa phương. Thông thường, các doanh nhân thế giới hiện không muốn ngồi ôtô trên chặng đường dài hơn 4 tiếng.
Đại diện lãnh đạo Vinh và Quảng Nam Quảng Ngãi đều cho hay: Việc có đường bay thẳng sẽ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường bộ và giảm độ ngại cho các đối tác khi phải di chuyến bằng ô tô trên một quãng đường dài. Tuy nhiên, với một DN như VNA thì hiệu quả là vấn đề quan trọng.
Song nhìn tổng thể lợi ích quốc gia về phát triển mạng bay nội địa “phủ sóng” tới những vùng sâu, vùng xa nên VNA đã cố gắng cân đối tài chính và cả đội bay để mở ngày càng nhiều các tuyến bay mới từ địa phương đến hai trung tâm chính của đất nước. Động thái này đã thể hiện vai trò anh cả, nòng cốt trong việc phát triển thị trường hàng không nội đáng được ghi nhận của VNA.
Khai phá đường bay quốc tế tiềm năng
Từ đầu năm 2010, VNA đã liên tiếp mở các đường bay quốc tế mới. Đây cũng là một cách mở rộng thị trường, khai phá tiềm năng của những thị trường mới. Đầu năm, VNA đã mở đường bay đến Osaka khi hãng hàng không liên danh với VNA bay trên tuyến này là Japan Airlines gặp khó khăn, phải cơ cấu lại mạng đường bay và bỏ đường bay này. Cũng trong tháng 3.2010, ba đường bay quốc tế mới đến Yangoon (Myanmar) và Hà Nội, TPHCM – Thượng Hải đã được đồng loạt khai mở. Đây có thể xem là một cố gắng vượt bậc của Hãng Hàng không quốc gia VN trong việc tạo lập thị trường mới.
Ngày 30.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cắt băng khánh thành đường bay mới này tại Thượng Hải. Cũng trong buổi lễ này, ông Nguyễn Sỹ Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị VNA – bày tỏ hi vọng, đường bay này sẽ thu hút lượng khách từ các vùng lân cận của Thượng Hải đến VN, cũng như lượng khách từ các khu vực khác qua VN đến Thượng Hải và các TP lớn của VN và thế giới.
Theo ông Kiều Anh – Trưởng đại diện Văn phòng VNA tại Thượng Hải – đây là đường bay đạt hiệu quả khá nhanh. Chỉ sau khoảng một tháng khai trương, hệ số sử dụng ghế đã tới 70% – 80%. Theo một cán bộ phụ trách thị trường Trung Quốc của VNA thì đây là đường bay nhanh đạt tới hệ số sử dụng ghế cao nhất. Có thể nói, đây cũng là những đường bay sẽ gánh đỡ cho phần lỗ của mạng đường bay nội địa.
Đường bay Hà Nội – Thượng Hải với tần suất 3 chuyến/tuần và TPHCM – Thượng Hải có tần suất 4 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A321. Cùng với các đường bay đến Bắc Kinh, Quảng Châu, Côn Minh và Hồng Kông, đây là đường bay thứ năm nối Việt Nam – Trung Quốc, nâng tổng số chuyến bay VNA khai thác trực tiếp giữa hai nước lên 30 chuyến/tuần. |
Bích Liên / Lao Động
Bình luận (0)