Y tế - Văn hóaThư giãn

Vĩnh biệt người kể chuyện bằng âm nhạc

Tạp Chí Giáo Dục

Sau mt thi gian chng chi vi nhiu căn bnh tui già, nhc sĩ Nguyn Văn Tý đã trút hơi th cui cùng đ v vi đt m. Du biết sinh, lão, bnh, t là l hin nhiên nhưng s ra đi ca ông đã khiến cho bn bè, đng nghip, khán gi yêu âm nhc tiếc thương, đau xót…

Nhc sĩ Nguyn Văn Tý bên ca khúc Dư âm ni tiếng do ông sáng tác. Ảnh: Tư liệu

1. Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là nhắc đến cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam với bề dày trong sáng tác ca khúc, cũng như những đóng góp của ông cho nền âm nhạc nước nhà. Ông tham gia thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam vào năm 1957, cùng với các nhạc sĩ tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1924 trong một gia đình truyền thống âm nhạc. Cha ông thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào. Khi còn nhỏ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý theo học ở Trường Quốc học Vinh. Năm 1945, ông tham gia Việt Minh, sáng lập và xây dựng Đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Dù bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 1947, khi là Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương, nhưng tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được nhiều người biết đến từ khi ông sáng tác bài Dư âm vào khoảng năm 1950, khi đó ông là Trưởng đoàn Văn công của Sư đoàn 304.  

Năm 1951, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý giải ngũ và chuyển về công tác ở Chi hội Văn nghệ Liên khu IV, sau đó lập gia đình cùng bà Nguyễn Thị Bạch Lệ, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Từ đây, ông bắt đầu sáng tác ca khúc nhiều hơn, trong đó có những ca khúc để lại ấn tượng trong lòng công chúng, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng.

2. Trong âm nhạc của Nguyễn Văn Tý, hình tượng phụ nữ giữ vị trí đặc biệt, trải dài từ nhạc tiền chiến cho đến nhạc đỏ nên bạn bè thường gọi ông là “nhạc sĩ chuyên trị về phụ nữ”. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Dư âm (ra đời thời kỳ ông mới bắt tay sáng tác). Bài hát đã khắc họa hình ảnh cô gái ngây thơ, trong sáng hiền lành, mộc mạc. Bên cạnh đó ông còn các bài như: Mẹ yêu con, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Bài ca năm tấn, Cô nuôi dạy trẻ… Đó là những giai điệu thiết tha về tình yêu quê hương đất nước, về tình yêu đôi lứa, về tình cảm mẹ cha đối với con cái, về những vùng đất, con người Việt Nam.

Là người vinh dự được thể hiện ca khúc Cô nuôi dạy trẻ rất thành công, ca sĩ Thùy Dương chia sẻ: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một người rất vui tính, nói chuyện hóm hỉnh, dí dỏm, thu hút người nghe từ thế hệ trẻ cho đến già. Cách nói chuyện của chú cũng giống như trong sáng tác, rất có duyên. Nhạc của chú rất hay, mỗi bài có một nét riêng, bài nào riêng biệt bài đó, đặc biệt là chú rất có tài khi sáng tác những bài hát về nghề nghiệp, vùng miền, đây là điều hiếm ở chú”.

Vi nhng đóng góp cho cách mng, cho ngh thut nưc nhà, nhc sĩ Nguyn Văn Tý đã đưc tng Huân chương Kháng chiến chng Pháp hng ba, Huân chương Kháng chiến chng M hng nht, Huân chương Lao đng hng nhì. Năm 2000, nhc sĩ Nguyn Văn Tý  đưc Nhà nưc trao tng Gii thưng H Chí Minh cho nhng đóng góp ca ông trong văn hc ngh thut.

Những đề tài về những ngành tưởng như rất khô cứng như: tín dụng, xây dựng, thủy lợi, nông nghiệp… lại được ông uyển chuyển đưa vào các ca khúc với những giai điệu da diết, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. Có thể kể đến những tác phẩm như: Em đi làm tín dụng cho ngành ngân hàng, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ cho ngành thủy lợi, Bài ca năm tấn cho ngành nông nghiệp, Cô nuôi dạy trẻ cho ngành giáo dục… Ngoài ra, ông còn viết một số ca khúc thiếu nhi như Màu áo chú bộ đội, Tôi là gà trống, Gà mái mơ, Út cưng… viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo: Đảo nổi, Sông Hồng, Nguyễn Viết Xuân…

3. Với những đóng góp cho cách mạng, cho nghệ thuật nước nhà, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã được tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhì. Năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý  được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những đóng góp của ông trong văn học nghệ thuật.

Theo người nhà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, những năm tháng cuối đời, ông sống trong một căn nhà nhỏ ở TP.HCM cùng với người giúp việc. Do mắc nhiều căn bệnh tuổi già như: huyết áp, viêm phổi, đau cột sống… nên mọi sinh hoạt của ông chỉ quanh quẩn trong nhà với tiền lương hưu, tiền tác quyền và sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân và ông đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 94 tuổi tại nhà riêng tại TP.HCM.

Trong ký ức của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là người uyên bác, có tấm lòng rộng mở, luôn nhiệt thành, đặc biệt là người sẵn sàng giúp đỡ, truyền dạy kinh nghiệm cho các nhạc sĩ trẻ. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với giới nhạc sĩ, những người yêu âm nhạc Việt Nam đối với một người nghệ sĩ tài hoa, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20.

Kiu Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)