Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vinh danh những đóng góp thầm lặng của giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

S GD-ĐT TP.HCM va t chc khen thưng 30 giáo viên đưc công nhn là giáo viên ch nhim lp gii vi ch đ “Giáo dc khuyết tt”. Năm hc 2022-2023 là năm đu tiên TP.HCM t chc hi thi Giáo viên ch nhim lp gii vi chủ đề “Giáo dục khuyết tật”, nhm ghi nhn và vinh danh nhng đóng góp thm lng ca giáo viên dy giáo dc khuyết tt.


Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu trao Bng khen cho giáo viên đt gii nht và nhì trong hi thi

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, toàn TP có 33 đơn vị giáo dục đặc biệt, trong đó 21 đơn vị công lập (3 trung tâm và 18 trường chuyên biệt), 12 đơn vị ngoài công lập (6 trung tâm, 6 trường chuyên biệt), đang phục vụ 119 học sinh khuyết tật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phòng chức năng được trang bị đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục khuyết tật.

Sở GD-ĐT nhìn nhận, việc đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi trong việc dạy trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn do yêu cầu đặc thù của học sinh khuyết tật có các dạng tật và mức độ tật khác nhau, cùng với các phương pháp tiếp cận và hỗ trợ đa dạng.

Trẻ khuyết tật có nhiều loại khuyết tật và mức độ nên dẫn đến khả năng học tập của các em không đồng đều, không đồng nhất, đi hỏi giáo viên phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của mỗi trẻ.

Trong quá trình dạy học trẻ khuyết tật, giáo viên cần phải có sự nhạy bén, kiên nhẫn và sự đồng cảm với những khó khăn mà trẻ đã và đang trải qua. Điều này đã ít nhiều tạo ra áp lực và căng thẳng cho các giáo viên khi tham gia hội thi.

Việc quan sát và đánh giá quá trình dạy học của giáo viên dạy trẻ khuyết tật có nhiều yếu tố riêng chỉ có trong giáo dục đặc biệt, yêu cầu thành viên trong ban giám khảo hội thi cần phải có sự hiểu biết về các phương pháp giảng dạy đặc thù, có khả năng phân tích hành vi, cũng như vận dụng các phương pháp và quy trình để hỗ trợ và đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật.

Ông Đỗ Minh Hoàng Đức (chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, trước đó các phòng GD-ĐT quận, huyện đã tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi với chủ đề “Giáo dục khuyết tật” và chọn ra 34 giáo viên dạy trẻ khuyết tật tham gia hội thi cấp TP. Vòng 1 của hội thi diễn ra từ ngày 4 đến 6-4; vòng 2 trình bày biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục được tổ chức vào ngày 15-4.

“Hội thi đã góp phần tăng cường chất lượng giáo dục, là cơ hội để các giáo viên chủ nhiệm lớp trong lĩnh vực giáo dục khuyết tật thể hiện tài năng, tâm huyết của mình. Hội thi đã cung cấp một nền tảng vững chắc cho giáo viên để các kinh nghiệm, ý tưởng và phương pháp dạy học được áp dụng hiệu quả trong các hoạt động giáo dục. Hơn nữa, hội thi còn tạo ra sự gắn kết và thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng giáo dục đối với trẻ khuyết tật, góp phần xây dựng mạng lưới giao lưu và hợp tác giữa các giáo viên và các trường học, tạo ra một môi trường giáo dục tích cực phù hợp với nhu cầu của trẻ khuyết tật…” – ông Đức nhìn nhận.


Cô Đinh Lan Phương – giáo viên đt gii nht trong hi thi Giáo viên ch nhim lp gii vi ch đ “Giáo dc khuyết tt”

Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, hội thi cũng giúp các giáo viên tự đánh giá bản thân, tạo động lực cho thầy cô giáo tiếp tục phấn đấu và nỗ lực hơn nữa, giúp giáo viên tự tin hơn trong việc giảng dạy và quản lý lớp học với học sinh khuyết tật. Nhờ đó, các giáo viên sẽ tự tin hơn trong vai trò của mình, phát huy khả năng tổ chức, xây dựng môi trường giáo dục tích cực và đáng tin cậy cho trẻ khuyết tật.

Hội thi đã đóng góp vào việc lan tỏa nhận thức và nâng cao sự quan tâm của cộng đồng đối với việc giáo dục trẻ khuyết tật. Thông qua các hoạt động của cuộc thi, những nỗ lực và thành tựu của các giáo viên sẽ được ghi nhận và từ đó thúc đẩy sự tăng cường hỗ trợ và đầu tư từ cộng đồng, từ xã hội vào quá trình giáo dục cho trẻ khuyết tật.

Là giáo viên đạt giải nhất hội thi, cô Đinh Lan Phương (giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu) chia sẻ để dạy những học trò đặc biệt đòi hỏi giáo viên phải có rất nhiều sự cảm thông, yêu thương. Có 16 năm gắn bó với trẻ khuyết tật, cô cho rằng giáo viên đôi khi phải vượt ra ngoài vai trò của người thầy, không chỉ giảng dạy ở trường mà còn phải theo sát và hỗ trợ các em trong cuộc sống ở nhà.

Có những học trò khuyết tật, cô còn dành thời gian đến tận nhà hướng dẫn các em từ cách ăn uống, cầm đũa, cho đến tắm rửa, mặc quần áo, chỉ dạy các em học kỹ năng sống. Bên cạnh sự cảm thông, tình yêu, giáo viên phải không ngừng nỗ lực tự học, bồi dưỡng chuyên môn. Quan trọng nhất để dạy những đứa trẻ đặc biệt là làm sao để phụ huynh có thể thấu hiểu, phối hợp cùng nhà trường để đồng hành giúp các em phát triển.

“Với trẻ khuyết tật thì điều cần nhất đó là tình yêu thương, sự kiên nhẫn. Để các em có thể tiến bộ, hòa nhập thì từ cả giáo viên, gia đình đều cần phải có sự phối hợp, không bên nào phó mặc cho bên nào. Làm sao, giáo viên phải giúp phụ huynh thấy được sự tiến bộ hàng ngày của trẻ ở trường, từ đó phụ huynh sẽ có những hợp tác, đồng hành hơn…” – cô Đinh Lan Phương chia sẻ.

Khương Yến

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)