Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

VN sản xuất được 10 loại vắc-xin trong tiêm chủng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi tự sản xuất được 10 trong tổng số 11 loại vắc-xin dùng trong chương trình tiêm chủng.
Chiều 14/12, phát biểu tại buổi họp báo tổng kết 25 năm chương trình tiêm chủng mở rộng, ông Long khẳng định thời gian qua Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới tiêm chủng mở rộng ở khắp các địa phương. Trên 90% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng bệnh.
Năm 2010, Việt Nam đã đưa vào tiêm chủng 11 loại vắc-xin để phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em như lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván… Chúng ta không những chủ động nguồn vắc-xin phục vụ các chương trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.
Nhờ có tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh truyền nhiễm giảm hàng trăm lần. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012.
Chương trình tiêm chủng mở rộng chính thức triển khai ở Việt Nam từ năm 1985 với việc tiêm chủng 6 loại vắc-xin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em bao gồm: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi.
Đến nay, chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm miễn phí 11 loại vắc-xin phòng các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn cho trẻ em và phụ nữ.
Từ 1995 đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ em dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90% ở quy mô tuyến tỉnh.
Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, được quốc tế công nhận đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Tỷ lệ sô trẻ mắc sởi trên 100.000 dân năm 2011 giảm 182 lần so với năm 1984 và đang tiến tới loại trừ bênh sởi với số mắc nhỏ hơn 1/1 triệu dân.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 51 phần nghìn vào năm 1990 xuống còn 23 phần nghìn vào năm 2011. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống đã giảm từ 23/1.000 năm 1990 xuống còn 12/1.000 vào năm 2010.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay, mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn phải đối mặt với những có khăn và thách thức như sự biến động của đội ngũ làm công tác tiêm chủng mở rộng ở các địa phương, ở cơ sở, của các khu vực dân tộc thiểu số vùng núi ảnh hưởng tới việc mở rộng các chương trình này ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Việc cung ứng vắc-xin ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được kịp thời và kinh phí dành cho tiêm chủng mở rộng vẫn còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, trong khi đó nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam đang giảm dần.
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là mục tiêu số 1 ngành tế, vì vậy để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Y tế kêu gọi cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng.
Theo PNTP

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)