Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vợ chồng nhà giáo và lớp học trên cát

Tạp Chí Giáo Dục

Căn nhà ca v chng anh Phan C và ch Dương Th Huế nm khut trong con hm nh vn còn ngn ngang nhng hng mc chưa hoàn thin nhưng tiếng đc bài mi ngày vn đu đn vang lên vi đ đy yêu thương. Đó là lp hc min phí đã đưc v chng anh Phan C lp nên dành cho con em trong khu ph Lương Vin, th trn Phú Đa (huyn Phú Vang, Tha Thiên – Huế) sut gn 3 năm nay!

Lp hc min phí ca v chng anh Phan C và ch Dương Th Huế  khu ph Lương Vin (th trn Phú Đa, Tha Thiên – Huế)

1.Nằm cách thành phố Huế 20 cây số, về phía Đông, khu phố Lương Viện, thị trấn Phú Đa khó hình dung so với tên gọi của mình. Cát là thứ nhiều nhất đập vào mắt khi vừa đặt chân đến, ngoài con đường nhựa chạy ngang qua thị trấn, nhiều con hẻm nhỏ dẫn vào thôn xóm vẫn chưa được bê tông hóa, bời bời cát giữa nắng, gió khô cằn. Không khó để hỏi thăm đường vào lớp học miễn phí của vợ chồng anh Phan Cả và chị Dương Thị Huế ở xứ cát này. Nghe tiếng khách lạ, Huế dừng bài giảng, bước ra cửa đón khách, nói: “Mấy hôm nay nắng hè rất gắt nên em tranh thủ dạy sớm để các cháu nghỉ sớm”. Theo bước chân Huế, một trong hai căn phòng của ngôi nhà dành cho lớp học có đủ bảng, bàn ghế và giá sách với cả trăm đầu sách, phòng còn lại làm nơi ngủ cho cả gia đình ba thành viên. “Hôm nay anh Cả có việc bận trên xã nên em đứng lớp thay”, Huế nói.

Lớp học có tầm 15 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5. Huế tận tụy đến từng chỗ ngồi của học trò, chỉ bày từng con toán, nét chữ, nhận xét kết quả của các em rèn luyện và khuyến khích mỗi lần học sinh làm tốt bài tập, viết chữ đẹp, giữ gìn vở sạch sẽ. Gặp bài tập khó, học trò lễ phép hỏi cô cách giải. Không ai tự giác rời bàn học khi công việc của mình chưa hoàn thành. “Hầu hết các con ở đây đều có hoàn cảnh nghèo khó. Có nhiều em ba mẹ đi làm ăn xa, sự chăm sóc phó mặc cho ông bà già yếu nên các em chịu nhiều thiệt thòi lắm”, Huế nói. Những tập vở, sách cũ được vợ chồng anh Cả xin về cho con trẻ, nhiều nét bút chì đã để lại dấu ấn học hành của người dùng trước được Huế tỉ mẩn tẩy sạch và hướng dẫn cho học trò làm lại. “Sách cũ nhưng kiến thức vẫn luôn mới, chỉ cần các con chịu khó học hành”, Huế ân cần giải thích với lũ trẻ.

2.10 giờ sáng, cô giáo Huế kết thúc buổi học và không quên dặn dò những học sinh viết chữ chưa đẹp chiều quay lại luyện nét chữ. Đứng nhìn bóng những học trò gầy guộc nhỏ, nước da đen nhẻm vì nắng gió khuất dần sau những rặng phi lao, Huế kể về câu chuyện hình thành nên lớp học ở xứ cát này của vợ chồng chị qua chất giọng trầm ấm. Ấy là giữa năm 2015, lúc ấy Huế và Cả vừa rời mái trường ĐHSP – ĐH Huế. Dù chưa nên duyên chồng vợ nhưng cả hai đã thân thiết và sẻ chia với nhau rất nhiều về các hoạt động tình nguyện ngày còn là sinh viên Trường ĐHSP Huế. Tốt nghiệp một lúc với hai tấm bằng sư phạm ngành tâm lý giáo dục và giáo dục chính trị, Cả trở về quê với ước mơ sẽ góp phần nâng cánh những ước mơ trên bục giảng nhưng công việc khó khăn nên anh tham gia công tác Đoàn với vị trí Bí thư Chi đoàn khu phố Lương Viện, công an viên và tranh thủ thêm thời gian làm thêm ở một trung tâm gia sư ở trung tâm thành phố Huế để trang trải cuộc sống. Vất vả là vậy nhưng anh vẫn không từ bỏ ước muốn giúp những đứa trẻ quê mình đi xa hơn. Ngày Cả chia sẻ với Huế về dự định mở lớp học miễn phí ở Lương Viện, Huế vui vẻ ủng hộ. Cả bắt tay vào thực hiện kế hoạch ngay sau đó!

Vic m và duy trì lp hc cũng là ưc nguyn ca c hai v chng đ giúp cho con tr quê nghèo rành mt ch. “Có sng  đây mi thy đưc các em thit thòi đến nhưng nào, nhiu em ln lên thiếu bàn tay chăm bm ca cha m, mi s giao phó cho ông bà già yếu. Vì vy, giúp các em đưc gì thì v chng em c giúp, ch mong các em đưc đến trưng, đưc biết ch”, Huế bc bch.

Nhưng để lớp học vận hành, ngần ấy thôi chưa đủ. Cả phải thao thức hàng đêm nghĩ cách mượn một ngôi nhà của người dân trong làng không có nhu cầu sử dụng để mở lớp. Những chiếc bàn ghế cũ do Cả tự tay xin về và đóng lại vững chắc hơn. Để có học trò, Cả đến từng nhà dân vận động bà con cho trẻ đến học. Ban đầu dăm bảy đứa, rồi lớp học cứ thế tăng dần theo niềm tin mà Cả đã cho đi. Bà con phấn khởi vì con trẻ ham học và không còn lêu lổng. Để giúp học trò có điều kiện đến trường, Cả còn đứng ra vận động bạn bè, các mạnh thường quân ủng hộ các em sách vở, học bổng. Một tủ sách cũng được Cả dựng lên bên cạnh lớp học với đủ đầu sách do anh xin được để cho học trò tìm hiểu, giải trí sau mỗi giờ học bài…

3.Năm 2016, đôi bạn Phan Cả và Dương Thị Huế nên duyên chồng vợ. Lớp học từ đó có thêm người đứng lớp khi Cả vắng nhà. Cứ đều đặn tuần 2 buổi, dù bận công việc ở UBND thị trấn nhưng Cả và Huế chưa bao giờ để lớp học vắng buổi nào. Cả hai vợ chồng sau ngày rời mái trường ĐHSP vẫn chưa tìm thấy công việc phù hợp ngành học nhưng “lửa” của thời sinh viên vẫn đượm. “Lớp học nhiều lúc cũng buộc gián đoạn bởi con ốm đau, xây dựng nhà. Tháng 5-2018, vừa xây xong phần thô, vợ chồng bàn nhau ưu tiên tô ngay một phòng, bố trí bàn học cho các em”, Huế nói. 

Đời sống kinh tế không khá hơn so với những người dân trong khu phố, con cái lại hay ốm đau, điều đáng quý nhất ở vợ chồng Cả là sự chung sức đồng lòng. Hơn thế, ở họ tình yêu dành cho nhau thật mãnh liệt và một tình yêu dành cho quê hương đằm sâu. Phan Cả từng lăn lộn làm thuê tận miền đất Tây Nguyên trước khi trở thành sinh viên Trường ĐHSP Huế và tốt nghiệp tới hai tấm bằng ĐH. Còn Huế, một người con gái gốc Huế, sinh ra và lớn lên ở Nghệ An vẫn đau đáu một lòng góp chút công sức cùng người bạn đời tri kỉ đổi thay quê hương. Huế bảo, dù khó khăn, cả hai vợ chồng đều luôn sẻ chia cho nhau.

Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)