Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vợ chồng trẻ bất hòa vì nghiện sống ảo

Tạp Chí Giáo Dục

Chị Nguyễn Thu Hà, 33 tuổi, dược sĩ, kinh doanh nhà thuốc tại phố Bạch Mai, Hà Nội cho biết nhiều xung đột trong gia đình chị xuất phát từ việc chồng chị quá 'nghiện' điện thoại, thường xuyên 'sống ảo' trên facebook.

Nhiều người nghiện "sống ảo" với điện thoại hơn sống thật /// Đào Ngọc Thạch
Nhiều người nghiện "sống ảo" với điện thoại hơn sống thật. ĐÀO NGỌC THẠCH
Mới đây, một báo cáo về Chỉ số mối quan hệ Prudential 2017 (PRI) cho thấy có đến 64% đàn ông Việt Nam thừa nhận dành nhiều thời gian bên điện thoại hơn là quan tâm cho nửa kia. Báo cáo này phản ánh câu chuyện có thật hiện nay, khi nhiều mối quan hệ bị ảnh hưởng bởi chiếc điện thoại thông minh.
Chị Nguyễn Thu Hà cho hay hai vợ chồng chị đã có một con gái 5 tuổi, cả hai đều đi làm từ sáng đến tối, do đó, thời gian nhiều nhất để cả nhà có thể nói chuyện với nhau là bữa cơm tối.
"Tuy nhiên, chồng tôi luôn kè kè cái điện thoại bên người, vừa ăn cơm vừa lướt facebook hoặc chat với ai đó. Tôi góp ý một lần nhưng thái độ của anh không vui, nên tôi chọn cách im lặng. Nhiều bữa ăn không khí rất nặng nề, mẹ con tôi tự nói chuyện với nhau”, chị Hà chán nản.
T.T.P, 26 tuổi, chưa kết hôn, cho hay chị và bạn trai của mình nhiều lần đôi co, nặng hơn là cãi vã và giận nhau trong nhiều ngày khi bạn trai chị nghiện chơi game trên điện thoại.
“Anh ấy chơi game khi đến nhà tôi chơi, rồi khi chúng tôi đi uống cà phê. Đến quán nước mà không nói được với nhau nhiều chuyện. Anh ấy nói đó là thói quen, khó từ bỏ”, P. nói.
Trong khi đó, một phụ nữ 39 tuổi, yêu cầu giấu tên, đang sinh sống ở huyện Hoài Đức, Hà Nội viết thư cho chúng tôi, cần chia sẻ về vấn đề chị đang phải đối mặt, đó là vợ chồng chị ngày càng xa cách nhau hơn, vì điện thoại.

Vợ chồng trẻ bất hòa vì nghiện sống ảo - ảnh 2

Smartphone khiến nhiều người trong gia đình xa cách nhau hơn. AFP

“Chồng tôi làm ở một công ty kinh doanh xe hơi, mỗi ngày về nhà lúc 6 giờ tối, chỉ hỏi thăm vợ và con vài câu, sau đó mắt dán vào điện thoại, lúc nói đang đọc sách, lúc bảo đang xem phim, có lúc tôi thấy anh ta lướt facebook và mặt đăm chiêu, hoặc tự cười một mình. Tôi không tin chồng mình ngoại tình, nhưng nhiều lúc tôi phát điên vì chồng tôi quan tâm thế giới ảo hơn là vợ con. Tôi muốn ly hôn”, chị này chia sẻ và mong chúng tôi cho chị lời khuyên.
Theo giáo sư tâm lý học Jean Twenge thuộc Đại học bang San Diego (Mỹ) dùng từ i-Generation (iGen, hay thế hệ internet) để gọi các bạn trẻ sử dụng nhiều Smartphone hơn là gặp người thật việc thật ngoài đời. Theo giáo sư này, nhóm độ tuổi nghiện Smartphone nhiều hơn cả của nhiều quốc gia là ra đời trong giai đoạn 1995 – 2005. theo The Washington Post.
Trong khi đó, ở Việt Nam thời gian qua, ngày càng nhiều ca nhập viện trong trạng thái bị trầm cảm do nghiện facebook, nghiện điện thoại, nghiện chơi game…
Ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện tâm thần trung ương 1, cho biết bệnh viện này thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân điều trị do “nghiện” mạng xã hội. Đặc biệt, không chỉ đàn ông mà nhiều phụ nữ đang chăm con nhỏ cũng bị trầm cảm vì nghiện facebook, chỉ quan tâm đến điện thoại mà không chăm sóc con, không cho con bú…
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu người sử dụng điện thoại thường xuyên vào facebook, nếu bị ngăn cản hoặc không có mạng internet thì cảm thấy bồn chồn, lo lắng, mất tập trung; dùng facebook khiến công việc, học tập bị ảnh hưởng thì người sử dụng cần điều chỉnh.

Thiên Hà/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)