Hai tuần cuối tháng 3, diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và kết quả đấu thầu trên thị trường mở có dấu hiệu đảo ngược. Thông tin công bố chưa chi tiết và cụ thể có thể dẫn đến những suy tính khác nhau…
Vốn hỗ trợ tăng, lãi suất “bật” lại
Nếu hai tuần tính từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng giảm, thì hai tuần cuối tháng 3 xu hướng tăng đang trở lại.
Lượng vốn “bơm” qua thị trường mở tăng mạnh trở lại, lãi suất liên ngân hàng tuần thứ hai liên tiếp cho xu hướng tăng. Điều này có thể dẫn tới hoài nghi về khó khăn vốn của hệ thống ngân hàng hiện nay (tất nhiên là không phải tất cả các thành viên) – Ảnh: Quang Liên.
Theo dữ liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có sự sụt giảm rõ rệt; mức giảm mạnh nhất ghi nhận tới 3,34%/năm, tập trung ở các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần). Lãi suất kỳ hạn qua đêm dao động từ 6,16% – 8,47%/năm, bình quân ở mức 7,44%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng ở mức từ 9,07% – 10,98%/năm.
Ở tuần nối tiếp, xu hướng giảm trên tiếp tục khẳng định, giảm ở hầu hết các kỳ hạn với mức giảm từ 0,25% – 1,41%/năm. Đáng chú ý là lãi suất qua đêm có tuần thứ 3 liên tiếp giảm, chỉ còn dao động từ 6,60% – 7,60%/năm, bình quân ở mức 6,95%/năm, giảm 0,49%/năm.
Những diễn biến trên được cho là tích cực, phản ánh thời điểm căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã dần qua. Trước đó, trước và sau Tết Nguyên đán, nhiều thông tin phản ánh có trường hợp lãi suất trên thị trường này “treo” tới 17%, còn báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước ghi nhận lãi suất qua đêm lên tới 12%/năm. Và cùng với diễn biến tích cực trên, nhà điều hành phát đi thông điệp: vốn khả dụng của hệ thống dư thừa 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hai tuần trở lại đây lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại. Dù không mạnh, nhưng lãi suất giao dịch bình quân bằng VND tuần trước đã tăng từ 0,02% – 0,84%/năm, tiếp tục tăng thêm 0,04% – 0,23%/năm và có ở hầu hết các kỳ hạn.
Báo cáo ngày 30/3 của Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức bình quân của lãi suất qua đêm đã trở lại 7,24%/năm thay cho 6,95%/năm trước đó; trong khi lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 3 tháng và 6 tháng vẫn là các kỳ hạn có mức bình quân cao nhất, lần lượt là 11,76%/năm và 11,83%/năm.
Trên thị trường mở (OMO), kết quả đấu thầu các phiên nửa cuối tháng 3 đã tăng trở lại, thay vì sự sụt giảm rõ rệt trong nửa đầu tháng 3.
Cụ thể, lượng vốn “bơm” qua thị trường này trong ngày 3/3 vẫn còn tới 10.000 tỷ đồng, thì các ngày tiếp theo 4, 5, 8/3 chỉ còn lần lượt 3.200 tỷ đồng, 3.130 tỷ đồng và 2.308 tỷ đồng. Đặc biệt, liên tiếp các phiên đấu thầu ngày 11 – 18/3, lượng vốn hỗ trợ chỉ trong khoảng 400 – 750 tỷ đồng, cá biệt có phiên không có thành viên nào dự thầu.
Nhưng từ tuần qua, kết quả đấu thấu qua nghiệp vụ thị trường mở đã bắt đầu tăng mạnh trở lại. Liên tiếp các phiên thứ 93 và 94 ngày 22 và 23/3, khối lượng trúng thầu đã lên đến 6.014 tỷ đồng và tới 12.000 tỷ đồng. Sự gia tăng trở lại của nguồn vốn hỗ trợ này được một số công ty chứng khoán bám sát và có cả sự hoài nghi về khó khăn nguồn vốn hiện nay.
Những phiên gần đây, lượng vốn qua thị trường mở dần “hạ nhiệt” nhưng vẫn ở mức cao nếu so với thời điểm đầu tháng 3, có từ gần 4.000 tỷ đồng đến 5.700 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước hứa sẽ “cởi mở”
Lượng vốn “bơm” qua thị trường mở tăng mạnh trở lại, lãi suất liên ngân hàng tuần thứ hai liên tiếp cho xu hướng tăng. Điều này có thể dẫn tới hoài nghi về khó khăn vốn của hệ thống ngân hàng hiện nay (tất nhiên là không phải tất cả các thành viên).
Cá biệt, thứ Hai ngày 22/3, khi con số 12.000 tỷ đồng hình thành trên thị trường mở, một công ty chứng khoán “giật mình” với lo ngại liệu thanh khoản hệ thống vẫn chưa giải quyết được các “vấn đề”?
Thông thường, lượng vốn quá thị trường mở liên tiếp tăng cao, cộng với xu hướng tăng lãi suất liên ngân hàng, thường định hình lo ngại đó. Để củng cố thêm, dữ liệu bổ sung được chờ đợi là tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng tháng 3 sắp được công bố. Thị trường cũng chờ đợi xem bất cập trong huy động và cho vay có dấu hiệu cải thiện hay không, khi tình trạng tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng kéo dài trong năm 2009.
Tuy nhiên, theo ý kiến một chuyên gia, qua những con số và diễn biến đó cũng khó kết luận trạng thái hiện tại của hệ thống, ngoại trừ… nhà quản lý.
Yêu cầu đặt ra là thông tin công bố cần chi tiết để gia tăng ý nghĩa cho những con số đó. Lập luận mà chuyên gia trên đưa ra là doanh số trên thị trường liên ngân hàng cao có thể hiểu là thị trường đang hoạt động tốt, ngược lại cũng có thể cho thấy quá nhiều ngân hàng thiếu thanh khoản, hay đáng quan tâm hơn là có hiện tượng lạm dụng vốn ở thị trường này hay không; doanh số thấp lại nên hiểu là thị trường đóng băng hay thanh khoản hệ thống đang ổn định…
Hay ở một yêu cầu thông tin chi tiết khác, lãi suất liên ngân hàng cần gắn với quy mô doanh số cụ thể của từng giao dịch, cụ thể ở các kỳ hạn, bởi lãi suất cao của một món vay nhỏ không thể là mẫu số chung cho diễn biến của cả thị trường, rộng hơn là sự phản ánh trạng thái vốn của hệ thống. Thực tế, thời gian qua vẫn có những bàn luận chỉ xoay quanh các con số 17%, 18% mà thiếu tập trung ở tính đại diện của nó.
Để đáp ứng yêu cầu trên, mới đây Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ “cởi mở” hơn trong thông tin về thị trường liên ngân hàng.
Cơ quan này cho biết: “Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, hàng tuần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của thị trường liên ngân hàng và đăng tải các thông tin này trên website. Đây là những thông tin công khai, minh bạch về hoạt động thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cung cấp”.
Còn thời gian qua và hiện tại, thông tin về tình hình hoạt động của thị trường liên ngân hàng cập nhật chủ yếu là về lãi suất. Đây mới chỉ là các thông tin chung, chưa nêu bật được toàn cảnh hoạt động của thị trường liên ngân hàng.
“Trong khi đó, những thông tin trên thị trường liên ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ của các thành viên thị trường mà còn của các tổ chức tín dụng chưa tham gia thị trường, các tổ chức kinh tế cũng như các bạn đọc quan tâm đến các hoạt động của nền kinh tế”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Ở tuần nối tiếp, xu hướng giảm trên tiếp tục khẳng định, giảm ở hầu hết các kỳ hạn với mức giảm từ 0,25% – 1,41%/năm. Đáng chú ý là lãi suất qua đêm có tuần thứ 3 liên tiếp giảm, chỉ còn dao động từ 6,60% – 7,60%/năm, bình quân ở mức 6,95%/năm, giảm 0,49%/năm.
Những diễn biến trên được cho là tích cực, phản ánh thời điểm căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã dần qua. Trước đó, trước và sau Tết Nguyên đán, nhiều thông tin phản ánh có trường hợp lãi suất trên thị trường này “treo” tới 17%, còn báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước ghi nhận lãi suất qua đêm lên tới 12%/năm. Và cùng với diễn biến tích cực trên, nhà điều hành phát đi thông điệp: vốn khả dụng của hệ thống dư thừa 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hai tuần trở lại đây lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại. Dù không mạnh, nhưng lãi suất giao dịch bình quân bằng VND tuần trước đã tăng từ 0,02% – 0,84%/năm, tiếp tục tăng thêm 0,04% – 0,23%/năm và có ở hầu hết các kỳ hạn.
Báo cáo ngày 30/3 của Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức bình quân của lãi suất qua đêm đã trở lại 7,24%/năm thay cho 6,95%/năm trước đó; trong khi lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 3 tháng và 6 tháng vẫn là các kỳ hạn có mức bình quân cao nhất, lần lượt là 11,76%/năm và 11,83%/năm.
Trên thị trường mở (OMO), kết quả đấu thầu các phiên nửa cuối tháng 3 đã tăng trở lại, thay vì sự sụt giảm rõ rệt trong nửa đầu tháng 3.
Cụ thể, lượng vốn “bơm” qua thị trường này trong ngày 3/3 vẫn còn tới 10.000 tỷ đồng, thì các ngày tiếp theo 4, 5, 8/3 chỉ còn lần lượt 3.200 tỷ đồng, 3.130 tỷ đồng và 2.308 tỷ đồng. Đặc biệt, liên tiếp các phiên đấu thầu ngày 11 – 18/3, lượng vốn hỗ trợ chỉ trong khoảng 400 – 750 tỷ đồng, cá biệt có phiên không có thành viên nào dự thầu.
Nhưng từ tuần qua, kết quả đấu thấu qua nghiệp vụ thị trường mở đã bắt đầu tăng mạnh trở lại. Liên tiếp các phiên thứ 93 và 94 ngày 22 và 23/3, khối lượng trúng thầu đã lên đến 6.014 tỷ đồng và tới 12.000 tỷ đồng. Sự gia tăng trở lại của nguồn vốn hỗ trợ này được một số công ty chứng khoán bám sát và có cả sự hoài nghi về khó khăn nguồn vốn hiện nay.
Những phiên gần đây, lượng vốn qua thị trường mở dần “hạ nhiệt” nhưng vẫn ở mức cao nếu so với thời điểm đầu tháng 3, có từ gần 4.000 tỷ đồng đến 5.700 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước hứa sẽ “cởi mở”
Lượng vốn “bơm” qua thị trường mở tăng mạnh trở lại, lãi suất liên ngân hàng tuần thứ hai liên tiếp cho xu hướng tăng. Điều này có thể dẫn tới hoài nghi về khó khăn vốn của hệ thống ngân hàng hiện nay (tất nhiên là không phải tất cả các thành viên).
Cá biệt, thứ Hai ngày 22/3, khi con số 12.000 tỷ đồng hình thành trên thị trường mở, một công ty chứng khoán “giật mình” với lo ngại liệu thanh khoản hệ thống vẫn chưa giải quyết được các “vấn đề”?
Thông thường, lượng vốn quá thị trường mở liên tiếp tăng cao, cộng với xu hướng tăng lãi suất liên ngân hàng, thường định hình lo ngại đó. Để củng cố thêm, dữ liệu bổ sung được chờ đợi là tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng tháng 3 sắp được công bố. Thị trường cũng chờ đợi xem bất cập trong huy động và cho vay có dấu hiệu cải thiện hay không, khi tình trạng tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng kéo dài trong năm 2009.
Tuy nhiên, theo ý kiến một chuyên gia, qua những con số và diễn biến đó cũng khó kết luận trạng thái hiện tại của hệ thống, ngoại trừ… nhà quản lý.
Yêu cầu đặt ra là thông tin công bố cần chi tiết để gia tăng ý nghĩa cho những con số đó. Lập luận mà chuyên gia trên đưa ra là doanh số trên thị trường liên ngân hàng cao có thể hiểu là thị trường đang hoạt động tốt, ngược lại cũng có thể cho thấy quá nhiều ngân hàng thiếu thanh khoản, hay đáng quan tâm hơn là có hiện tượng lạm dụng vốn ở thị trường này hay không; doanh số thấp lại nên hiểu là thị trường đóng băng hay thanh khoản hệ thống đang ổn định…
Hay ở một yêu cầu thông tin chi tiết khác, lãi suất liên ngân hàng cần gắn với quy mô doanh số cụ thể của từng giao dịch, cụ thể ở các kỳ hạn, bởi lãi suất cao của một món vay nhỏ không thể là mẫu số chung cho diễn biến của cả thị trường, rộng hơn là sự phản ánh trạng thái vốn của hệ thống. Thực tế, thời gian qua vẫn có những bàn luận chỉ xoay quanh các con số 17%, 18% mà thiếu tập trung ở tính đại diện của nó.
Để đáp ứng yêu cầu trên, mới đây Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ “cởi mở” hơn trong thông tin về thị trường liên ngân hàng.
Cơ quan này cho biết: “Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, hàng tuần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của thị trường liên ngân hàng và đăng tải các thông tin này trên website. Đây là những thông tin công khai, minh bạch về hoạt động thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cung cấp”.
Còn thời gian qua và hiện tại, thông tin về tình hình hoạt động của thị trường liên ngân hàng cập nhật chủ yếu là về lãi suất. Đây mới chỉ là các thông tin chung, chưa nêu bật được toàn cảnh hoạt động của thị trường liên ngân hàng.
“Trong khi đó, những thông tin trên thị trường liên ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ của các thành viên thị trường mà còn của các tổ chức tín dụng chưa tham gia thị trường, các tổ chức kinh tế cũng như các bạn đọc quan tâm đến các hoạt động của nền kinh tế”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Theo VnEconomy
Bình luận (0)