Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vũ Nương – cuộc sống và cái chết

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn ngưi con gái Nam Xương là mt truyn ngn tiêu biu trích trong tp truyn Truyn k mn lc ca Nguyn D đưc viết bng ch Hán, ra đi khong thế k XVII. Nhà văn da vào mt câu chuyn có tht din ra thế k XV, nàng Vũ Th Thiết – thiếu ph đt Nam Xương.

Hc sinh lp 9 trong tiết hc môn văn. Ảnh: D.B

Truyện này từ lâu được đưa vào sách giáo khoa văn học (những năm 70 thế kỷ trước), một thời gian vắng mặt (thời cải cách giáo dục), từ sau 1990 được đưa lại vào chương trình.

Bi kch hôn nhân

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hôn nhân của Vũ Thị Thiết khi được cha mẹ gả bán. Đó là bi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ. Chồng đi lính, Vũ Nương dẫu một mình nuôi con nhỏ nhưng đã hết lòng chăm sóc, thuốc thang, phụng dưỡng mẹ chồng khi bà đau yếu; và khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Không chỉ sống tròn bổn phận, mà nàng còn thực sự yêu thương chồng. Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng. Nàng làm sao lường trước được hậu quả giáng xuống nàng và gia đình bé nhỏ của nàng do trò đùa đó.

Ai đy Vũ Nương đến ch chết?

Trương Sinh, bé Đản hay chế độ phong kiến nam quyền bất công? Không, nếu có phiên tòa xét xử thì Trương Sinh vô can, bé Đản lại càng không, còn chế độ thì không thể bởi nó không có hình hài cụ thể. Chúng ta đều biết nàng tự giết cuộc đời mình, nàng tự chọn cái chết. Đành rằng, cái chết đó, có lẽ khiến nhiều người thương cảm và có người chê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm. Bản năng con người là ham sống. Hẳn Vũ Nương đã rất tha thiết với cuộc sống. Nàng đang ở tuổi thanh xuân, lại càng không muốn chết. Khi lựa chọn chết chứ không tiếp tục sống trong sự nghi ngờ, phải mang tiếng là thất tiết, chứng tỏ nàng coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Vì danh dự nàng hy sinh sự sống mà mỗi người chỉ có được một lần.

Câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương kết thúc ngay khi cuộc sống của nàng không còn nữa. Nhưng với Chuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tạo tiếp. Ứng với lời nguyền, Vũ Nương khi gieo mình xuống dòng Hoàng Giang đã không bị làm mồi cho cá tôm mà đã được Linh Phi – vợ vua Nam Hải cứu đưa vào động, thành cung nữ.

Phần sáng tạo có tính hoang đường ấy ngoài việc tăng hấp dẫn cho câu chuyện, còn chuyển tải được ý đồ của nhà văn về cái gọi là kết thúc có hậu. Dẫu sao thì nàng đã được minh oan, không chỉ riêng chàng Trương thấu nỗi oan của vợ, mà quan trọng hơn là mọi người cũng biết được điều đó qua việc Trương Sinh lập đàn tràng suốt ba ngày ba đêm bên bến Hoàng Giang.

Thực ra đó là một lý do quan trọng để nàng còn tiếp tục “sống” ở dưới thủy cung. Nỗi oan chưa được giải, nàng chưa “chết” được. Cho nên khi gặp Phan Lang, nàng nhắn gửi với chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Oan được giải, nàng bấy giờ mới thanh thản sang cõi khác.

Hi chuông cnh báo v thân phn con ngưi

Với Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận.

Đành rằng cuộc sống là không có chữ “nếu”, nhưng nếu như Vũ Thị Thiết được chồng tôn trọng, lắng nghe thì số phận của họ đã khác. Xã hội phong kiến đã cho người chồng có quyền đánh chửi vợ hay lấy vợ mình gá bạc mà không cần hỏi ý kiến đã chứng tỏ xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng. Còn bất bình đẳng, bất công thì còn nhiều phụ nữ hoặc phải âm thầm chịu đựng, hoặc đẩy họ đến bế tắc cùng đường đành phải chọn cái chết bi thảm. Đây là thông điệp mà giáo viên khi giảng bài này cần đem đến cho học sinh để cảm nhận được sự bất bình đẳng trong xã hội cũ.

Có lẽ vì thế mà trên con đường đến với xã hội văn minh, thế kỷ XXI rồi, cách thời Nguyễn Dữ sống 300 năm mà thế giới mới đây vẫn lấy ngày 25-11 làm Ngày chống bạo lực với phụ nữ. Ngày nay đền thờ Vũ Nương bên bến Hoàng Giang vẫn tỏa khói hương và câu chuyện về người thiếu phụ Nam Xương vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Trn Th Bích Hà

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)