Không thể trả nổi khoản nợ lên tới gần 3,2 tỷ USD, hạt Jefferson thuộc bang Alabama, Mỹ đã nộp đơn xin phá sản lên chính quyền liên bang vào ngày 10/11/2011. Đây là vụ phá sản thành phố lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Hạt Jefferson, quận Birmingham, bang Alabama – nạn nhân tiếp theo của loạt phá sản thành phố của Mỹ. Ảnh: G7finance.com
Là hạt có số dân đông nhất nước Mỹ, Jefferson đã vướng vào khoản nợ không thể thanh toán gần 3,2 tỷ USD từ năm 2010 sau khi kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải thất bại. Tháng 7 vừa qua, những nhà lãnh đạo Jefferson đã nộp đơn xin phá sản lên chính quyền liên bang nhưng tới tận tuần trước, đơn này mới được thụ lý.
Cuộc bỏ phiếu lựa chọn giữa việc bán tài sản trả nợ hay xin phá sản đã diễn ra vào thứ 4 vừa rồi với 80% số phiếu đồng thuận cho quyết định phá sản. "Vụ phá sản này không chỉ ảnh hưởng tới quận Birmingham mà còn tác động tới nhiều khu vực và thành phố khác của nước Mỹ, trong tình cảnh nhà đầu tư ngày càng mất niềm tin vào trái phiếu địa phương", Wall Street Journal dẫn lời một quan chức của chính quyền liên bang.
Các chủ nợ của Jefferson đã rất thất vọng về quyết định này và cho biết sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền hạt để tìm ra cách giải quyết khác. Trước đó, Jefferson đã có thỏa thuận với chủ nợ về việc thanh toán hết khoản nợ 3,2 tỷ USD vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, đến nay, chính quyền hạt lại thông báo rằng tiền tiết kiệm của hạt đã sụt giảm nghiêm trọng và không thể trả nợ được.
Trước khi hồ sơ về vụ phá sản của Jefferson được thông qua một ngày, Alabama đã bán thành công 9 triệu USD trái phiếu miễn thuế để tăng ngân sách cho chính quyền tiểu bang. "Thật may mắn vì chúng tôi đã bán hết được số trái phiếu đó vào đúng thời điểm, quận trưởng Eric Patterson nói.
Như vậy, tính cả Jefferson, nước Mỹ đã chứng kiến 50 vụ phá sản cấp thành phố trong lịch sử. Trước đó, thị trường đã chịu nhiều tác động sau vụ phá sản của thành phố Harrisburg. Harrisburg (thủ phủ bang Pennsylvania), thành phố với 50.000 dân đang nợ tới 310 triệu USD, vừa tiến hành biểu quyết thông qua tuyên bố phá sản.
Cuộc bỏ phiếu lựa chọn giữa việc bán tài sản trả nợ hay xin phá sản đã diễn ra vào thứ 4 vừa rồi với 80% số phiếu đồng thuận cho quyết định phá sản. "Vụ phá sản này không chỉ ảnh hưởng tới quận Birmingham mà còn tác động tới nhiều khu vực và thành phố khác của nước Mỹ, trong tình cảnh nhà đầu tư ngày càng mất niềm tin vào trái phiếu địa phương", Wall Street Journal dẫn lời một quan chức của chính quyền liên bang.
Các chủ nợ của Jefferson đã rất thất vọng về quyết định này và cho biết sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền hạt để tìm ra cách giải quyết khác. Trước đó, Jefferson đã có thỏa thuận với chủ nợ về việc thanh toán hết khoản nợ 3,2 tỷ USD vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, đến nay, chính quyền hạt lại thông báo rằng tiền tiết kiệm của hạt đã sụt giảm nghiêm trọng và không thể trả nợ được.
Trước khi hồ sơ về vụ phá sản của Jefferson được thông qua một ngày, Alabama đã bán thành công 9 triệu USD trái phiếu miễn thuế để tăng ngân sách cho chính quyền tiểu bang. "Thật may mắn vì chúng tôi đã bán hết được số trái phiếu đó vào đúng thời điểm, quận trưởng Eric Patterson nói.
Như vậy, tính cả Jefferson, nước Mỹ đã chứng kiến 50 vụ phá sản cấp thành phố trong lịch sử. Trước đó, thị trường đã chịu nhiều tác động sau vụ phá sản của thành phố Harrisburg. Harrisburg (thủ phủ bang Pennsylvania), thành phố với 50.000 dân đang nợ tới 310 triệu USD, vừa tiến hành biểu quyết thông qua tuyên bố phá sản.
Theo Quỳnh Anh (VNE)
Bình luận (0)