Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vụ trưởng Lê Anh Tuấn: Đào tạo du lịch cần điều chỉnh để phù hợp bối cảnh chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh chuyn đi s và thế gii có nhiu biến đi như hin nay thì đào to, phát trin du lch c ta cn có s điu chnh, đi mi; t đó đ xut nhng chính sách giúp các cơ quan qun lý Nhà nưc có nhng đnh hưng phát trin du lch phù hp hơn vi thc tin.


PGS.TS Lê Anh Tun (V trưng V Đào to, B Văn hóa – Th thao và Du lch) phát biu ti hi tho

Điều này được PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) nêu ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo và nghiên cứu du lịch trong kỷ nguyên mới” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp Câu lạc bộ khối đào tạo du lịch thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức ngày 14-6.

Điu chnh đ phù hp bi cnh mi

Vụ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, ngành du lịch được Đảng, Nhà nước quan tâm. Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách mang tính đột phá đã được ban hành và tổ chức thực hiện. Cụ thể như, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành (thay thế cho Luật Du lịch 2005) với nhiều thay đổi, nhiều chính sách cởi mở.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết tạo nền tảng, hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp, hiệp hội cùng tất cả lực lượng đã hết sức nỗ lực đưa ngành du lịch Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19. Năm 2023, cả nước đã đón được 12 triệu du khách quốc tế. Theo kế hoạch dự kiến, năm nay nước ta sẽ đón 18 triệu du khách quốc tế. Trong đó, thống kê sơ bộ 5 tháng đầu năm, cả nước đã đón được hơn 7 triệu du khách quốc tế.


Ông Lê Trương Hin Hòa (Phó Giám đc S Du lch TP.HCM) phát biu

Đối với lĩnh vực đào tạo, Vụ trưởng cho hay, hiện cả nước có 278 cơ sở đào tạo có đào tạo lĩnh vực du lịch; trong đó có 101 trường ĐH có khoa du lịch. Trong hệ thống trường TC, CĐ thì cả nước có 10 trường chuyên về đào tạo du lịch. Cũng trong đó có 8 trường CĐ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 1 trường CĐ nghề du lịch TP.HCM và 1 trường TC khác.

“Từ 2017, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định mã ngành thì cả nước có ngành thạc sĩ du lịch, tiến sĩ du lịch. Năm 2017 cũng đánh dấu việc có Nghị quyết 08, có Luật Du lịch 2017 và ngành du lịch có hệ thống đào tạo từ sơ cấp đến tiến sĩ. Đây là bước đột phá trong phát triển du lịch nước ta. Có thể thấy đào tạo du lịch nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ” – Vụ trưởng đánh giá.

Về nghiên cứu khoa học, ông Tuấn nhận định, hoạt động này cũng đang được cả nước triển khai hết sức sôi động; rất nhiều đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp địa phương đã được thực hiện. Đặc biệt, với hệ thống 7 trường đào tạo các chuyên ngành thạc sĩ du lịch và 3 trường đào tạo tiến sĩ du lịch thì rất nhiều nghiên cứu sinh, nhà khoa học đã đăng tải các công trình nghiên cứu trên những tạp chí khoa học uy tín của thế giới như ISI, Scopus… đóng góp cho sự phát triển của ngành.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số và thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay, Vụ trưởng cho rằng, đào tạo và phát triển du lịch cần có sự điều chỉnh, đổi mới. Từ đó, đề xuất những chính sách giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có những định hướng phát triển du lịch phù hợp với thực tiễn hơn.

Đào to nhân lc rt quan trng

Đồng quan điểm nêu trên, ông Lê Trương Hiền Hòa (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Ông Hòa chia sẻ, vào thời điểm sau đại dịch Covid-19, du lịch TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phục hồi. Khi đó, nguồn nhân lực du lịch của thành phố đã sụt giảm và sự chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực lên tới trên 60%.


Sinh viên ngành du lch Trưng ĐH Nguyn Tt Thành thc hành kiến thc

“Bằng nhiều giải pháp khác nhau, ngành du lịch thành phố đã thực hiện công tác phục hồi. Năm 2023, du lịch TP.HCM đón được khoảng 5,5 triệu lượt khách quốc tế, chỉ đạt khoảng 60% so với con số 8,5 triệu của năm 2019 (trước dịch Covid-19). Tuy nhiên, doanh thu của du lịch TP.HCM năm 2023 lại đạt 160.000 tỷ đồng, cao hơn 25% so với năm 2019. Điều này cho thấy, khi phục hồi và tổ chức lại ngành du lịch thành phố thì hiệu quả và doanh thu đã tốt lên đáng kể” – ông Hòa cho biết.

Theo ông Hòa, ngành du lịch tiếp tục được giao trọng trách là ngành mũi nhọn để thúc đẩy phát triển kinh tế TP.HCM. Ngành du lịch thành phố theo đó đã thực hiện nhiều kế hoạch khác nhau, các chương trình phục hồi như mỗi vùng miền có một sản phẩm du lịch đặc trưng, các sự kiện, hội thảo… Trong tiến trình này, việc đào tạo nguồn nhân lực là rất quan trọng. Thành phố đã tổ chức những chương trình, kế hoạch rà soát lại nguồn nhân lực, các chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, còn tổ chức sàn giao dịch việc làm, hội thi hướng dẫn viên…

Tại hội thảo, đại diện các trường, các chuyên gia trong nhiều giải pháp phát triển du lịch đưa ra cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới khâu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là với bối cảnh chuyển đổi số, bối cảnh hội nhập. Lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng, ngoại ngữ, biết nắm bắt công nghệ… là điều kiện cần thiết để nâng chất lượng phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)