Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Vừa nghe nhạc vừa tập thể thao có tốt không?

Tạp Chí Giáo Dục

Vừa nghe nhạc vừa tập luyện thể thao thực sự có thể giúp tăng cường sức bền cho người tập. Các nhà khoa học tin rằng âm nhạc hoạt động như một chất xúc tác giúp cải thiện tâm trạng và kích thích cơ thể. 

Âm nhạc với nhịp điệu nhanh thực sự có thể giúp tăng sức bền cho người chạy bộ /// Shutterstock

Âm nhạc với nhịp điệu nhanh thực sự có thể giúp tăng sức bền cho người chạy bộ

SHUTTERSTOCK

 
Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) tin rằng các bác sĩ nên khuyến cáo mọi người vừa nghe nhạc vừa tập luyện vì đó là một cách giúp thúc đẩy động lực tập luyện, theo Daily Mail.
Nghiên cứu không chỉ phát hiện âm nhạc giúp cải thiện tâm trạng mà còn kích thích tinh thần và các chất hóa học tăng cường vận động trong não.
“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy âm nhạc có thể được sử dụng như một công cụ bổ sung giúp thúc đẩy một ai đó tập luyện nhiều hơn, điều vốn dĩ rất quan trọng vớ isức khỏe tim mạch”, tiến sĩ Waseem Shami, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Nhiều người khi tập luyện dường như đã nhận thấy ảnh hưởng của âm nhạc với hiệu quả tập luyện. Đó là nhận định bằng trực giác. Nhưng nghiên cứu trên đã chứng minh điều ấy là đúng, tiến sĩ Shami nói thêm.
Nhóm khoa học do ông dẫn đầu đã thực hiện nghiên cứu trên 127 người với độ tuổi trung bình là 53. Họ được yêu cầu chạy bộ càng lâu càng tốt và được theo dõi nhịp tim bằng điện tâm đồ. Một nửa những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu đeo tai nghe để nghe nhạc, trong khi nửa còn lại đeo tai nghe nhưng không có nhạc. Loại nhạc họ nghe là một giai điệu Latin có nhịp độ nhanh.
Những người có nghe nhạc chạy được trung bình 8 phút rưỡi, lâu hơn 51 giây so với người không nghe nhạc. Bài kiểm tra chạy bộ được đánh giá là khó vì tốc độ chạy của máy ngày càng nhanh dần và độ dốc đường chạy tăng lên 3 phút/lần.
“Sau 6 phút chạy, người tập sẽ có cảm giác như thể đang phải chạy lên một dốc núi. Do đó, dù chỉ chạy lâu hơn 51 giây cuối cùng nhưng đó thực sự là khác biệt lớn về sức bền”, tiến sĩ Shami tiết lộ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người nên tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ, chạy xe đạp, làm vườn khoảng 150 phút/tuần. Nếu tập cường độ cao như chạy bộ là 75 phút/tuần. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, phần lớn người dân không tập luyện đủ thời lượng này.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)