Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vua thăm thầy cũ

Tạp Chí Giáo Dục


Phng dng hình nh Thưng thư b L Nguyn Bo

Nguyễn Bảo (1452-1503?) hiệu Châu Khê, người làng Tri Lai, xã Phượng Lai, huyện Vũ Tiến, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Phú Xuân, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình); thi đỗ tiến sĩ năm 1472 đời Lê Thánh Tông.

Trải hơn 30 năm ở chốn quan trường, Nguyễn Bảo được giao nhiều chức vụ quan trọng trong triều như: Đông các học sĩ, Đô ngự sử đài, Hàn lâm viện thị độc, Chưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lễ. Ngoài dạy học cho các hoàng tử, Nguyễn Bảo còn làm giám khảo nhiều kỳ thi, dạy học ở nhà khi về hưu, đào tạo được nhiều nhân tài cho triều Lê sơ. Lịch sử khoa cử Việt Nam cho biết Nguyễn Bảo đã đào tạo được không dưới 50 tiến sĩ, trong đó có 3 Trạng nguyên: Phạm Đôn Lễ (khoa Tân Sửu 1481), Nguyễn Quang Bật (khoa Giáp Thìn 1484), Vũ Duệ (khoa Canh Tuất 1490). Sự nghiệp của một nhà giáo như vậy thực là hy hữu trong lịch sử giáo dục nước nhà. Nay ở làng Phương Lai còn từ đường thờ Nguyễn Bảo.

Nhà sử học Phan Huy Chú viết trong Lịch triều hiến chương loại chí: “Ồng là bậc danh thần của thời bấy giờ. Bản chất trung hậu, giản dị của Nguyễn Bảo khiến cho nhân dân mến phục, vua quan đương triều tin yêu”.

Ngày xuân, được ngồi với con cháu nhắc chuyện tôn sư trọng đạo của người xưa cũng là điều thú vị.

Câu chuyện vua Lê Hiến Tông thân hành đến thăm thầy dạy học cũ của mình là Châu Khê đến nay vẫn được truyền tụng như là nét đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Tiết xuân năm 1502, vua Lê Hiến Tông (trị vì 1497-1504) về làng Tri Lai, xã Phượng Lai, huyện Vũ Tiến, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Phú Xuân, TP .Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thắp hương đền thờ bà nội của mình là bà Ngô Thị Ngọc Dao. Sau đó vua thân hành đến thăm nhà giáo Châu Khê, nguyên Thượng thư bộ Lễ (tương đương Bộ trưởng Văn hóa và Giáo dục), nguyên thầy dạy học của mình, nay trí sĩ cùng làng.

Thơ ghi công ơn thy

Hay tin vua Hiến Tông đến thăm, nhà giáo Châu Khê bày hương án, ra tận ngõ nghênh tiếp. Dân làng cũng lũ lượt kéo về. Được tận mắt chứng kiến vua đến thăm thầy cũ, đây là một sự kiện hiếm có nên ai cũng nao nức.

Vừa xuống kiệu rồng, vua Lê Hiến Tông thấy nhà giáo Châu Khê đang phủ phục trước ngõ tiếp đón. Vua vội bước đến đỡ thầy lên và nói:

“Xin tôn sư bình thân, đừng để đệ tử này phải thất lễ”.

Bấy giờ nhà giáo Châu Khê mới đứng dậy mời vua vào nhà. Lão tôn sư đi trước, Hiến Tông đi sau khép nép như cậu học trò ngày nào.

Bước lên bậc thềm, Hiến Tông nghiêng mình mời thầy ngồi vào bộ phản kê ở giữa nhà. Trong căn nhà đơn sơ của vị tôn sư, đó là nơi trang trọng nhất. Còn vua xin đứng cạnh hầu thầy. Vị tôn sư vội xua tay:

“Bẩm Hoàng thượng, làm thế không được. Tình thầy trò phải giữ gìn là một lẽ nhưng thứ bậc vua tôi phải rõ ràng không phút khinh suất. Xin bệ hạ ngự tiền cho để lão phu đây có diễm phúc hầu quạt”.

Hiến Tông cười: “Thưa tôn sư, hôm nay đệ tử đến đây với tư cách trò đến thăm thầy, chứ nào phải buổi làm việc vua tôi. Thôi, xin phép cho đệ tử ngồi chung với thầy vậy”.

Sau một hồi nhường nhịn, thầy và trò cùng ngồi lên bộ phản. Giữ đúng lời, suốt buổi vua không đề cập chuyện triều chính. Vị tôn sư cũng ý tứ chỉ nói chuyện điền viên thi phú. Bởi vậy không khí thật thân mật. Cộng với tiết xuân mát mẻ làm lòng người cũng thêm vui.

Nhấp chén trà sen, cụ Châu Khê đọc bài thơ Tuế mộ thuật hoài (Tỏ nỗi lòng) cho vua nghe:

“Mc mc vân sơn nhp mng đa

Mi phương tuế án bi tư gia

Mãn tin phong vt tri tâm thiu

Hung phc lưu niên mn dĩ hoa”

Dịch nghĩa:

“Mây núi mênh mang thưng chp chn trong gic mng

C mi ln cui năm, li nh nhà da diết

Cnh vt đy trưc mt, nhưng ngưi tri âm ít

Hung gì năm tháng trôi qua, mái đu đã bc”.

Cảm khái trước lời thơ giàu cảm xúc của thầy, Hiến Tông bèn đọc bài Tứ Lễ bộ Thượng Thư Nguyễn Bảo (Gửi Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Bảo) để tặng thầy:

“Vi các đa niên đi chưng luân

Bch đu nhp ta du phi tân

Quân vương h nht vô dư s

Tho t thành thư t cu nhân”.

Dịch:

“Gác tía lâu năm tho chiếu rng

Bc đu chc trng áo màu hng

Trm nhân lúc ri không công vic

Viết bc thư này gi tng ông”.

Lời lẽ bài thơ chân thành, bịn rịn làm tình thầy trò càng thêm nồng ấm.

Mt đi dy vua

Nhà giáo Châu Khê tên thật là Nguyễn Bảo, đỗ tiến sĩ năm 1472 lúc mới 20 tuổi dưới triều Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497). Thấy ông tri thức uyên bác, dung mạo quắc thước, phong cách đĩnh đạc, vua Thánh Tông liền bổ ông làm học sĩ ở tòa Đông các kiêm Tả tư giảng dạy học cho các hoàng tử.

“Đào tạo con người là việc lớn, huống hồ nay lại được giao dạy dỗ các hoàng tử, hạ thần thật không dám nhận lãnh trọng trách. Nhưng nay bệ hạ tin dùng, thần xin đem tài hèn này ra cáng đáng. Hứa ngày ngày cẩn trọng chuyện chữ nghĩa, trau dồi đạo đức mà rèn thân dạy người” – nhà giáo Châu Khê nói khi nhậm chức.

Vua quả không lầm người, Châu Khê chứng tỏ là một nhà giáo tâm tài toàn vẹn. Ông không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn dạy các phép ứng xử của bậc minh quân đối với sơn hà xã tắc. Với tài năng và đức độ của mình, nhà giáo Châu Khê đã thuyết phục và chiếm được lòng tin của vua Lê Thánh Tông. Trải hơn hai mươi năm dạy học ở Đông cung, mặc bao thế sự thăng trầm, triều thần hoán chuyển, cuộc sống vật đổi sao dời nhưng vị trí nhà giáo Châu Khê là người không thể thay thế.

Năm 1490, nhà giáo Châu Khê được cử làm Tư giảng chính thức. Trong số 13 hoàng tử được nhà giáo Châu Khê dạy dỗ nhiều năm có thái tử Tranh sau được nối ngôi vua, hiệu Lê Hiến Tông. Khi Hiến Tông lên ngôi, nhà giáo Châu Khê được cử làm Tả Thị lang bộ Lễ, tham dự và coi công việc ở Viện Hàn lâm. Năm 1501, ông được thăng Thượng thư bộ Lễ kiêm Thị độc Viện Hàn lâm.

Năm 1497, lên ngôi vua, mọi việc triều chính lớn nhỏ Lê Hiến Tông đều tham khảo ý kiến vị tôn sư. Người đời nhận xét chỉ có bậc minh quân mới biết lấy cái sáng suốt của người thầy để soi rọi vào công việc trị nước. Quả thật, nhờ vào sự dạy dỗ của bậc tôn sư, Lê Hiến Tông được người đời sau ca ngợi hết lời. Sử sách nhận xét: Lê Hiến Tông là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hòa.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” nhận xét về Lê Hiến Tông: “Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận thịnh trị, thái bình, mới trong khoảng bảy năm mà thiên hạ bình yên, xứng đáng là bậc vua giỏi giữa cơ đồ.”

Mặc dù được vua Lê Hiến Tông rất mực trọng dụng nhưng chỉ vài năm sau nhà giáo Châu Khê xin về hưu trí.

Bát canh cua đng

Trời đã xế trưa, vua Hiến Tông lấy làm khoan khoái nói với cận thần tả hữu: “Trẫm cho các ngươi lui. Trưa nay ta không ngự thiện đâu. Trẫm xin với lão tôn sư đây cho trẫm dùng bữa cơm gia đình cho thỏa tình sư đệ. Chắc lão tôn sư sẵn lòng cho phép”. Nghe vậy, tôn sư Châu Khê vô cùng cảm động, hối gia nhân làm cơm đãi vua.

Khoảng cách vua tôi hôm ấy nhường chỗ cho tình thầy trò. Họ ngồi đối ẩm với rượu nếp quê nhà, hương thơm mộc mạc mà say đắm tình quê khiến cho buổi ngâm nga thơ phú càng thêm hứng thú. Vị tôn sư có lẽ còn vui hơn cả nhà vua, bởi lẽ là ông có học trò ở ngôi nhất nước vẫn giữ lễ nghi, đối đáp bằng tình nghĩa thầy trò, tuyệt không dùng đến quyền uy, điều mà ông gửi gắm qua việc giảng sách bình thơ hàng chục năm trước. Ông càng hài lòng vì vị vua từ nhỏ sống trong lầu son gác tía vẫn không quên những món ăn dân dã. Như thế là lối sống của vua không quá tách rời dân.

Hôm đó, trong các thức ăn có món canh cua đồng được vua Hiến Tông tấm tắc khen ngon.

“Thầy cho trò bát canh cua đồng như ban cho con một niềm vui. Canh cua đồng có vị bùi, ngọt, đậm đà hương vị đồng quê”- Hiến Tông nói.

Sách vở còn chép lại sau buổi cơm dân dã ở nhà thầy Châu Khê, ở vùng quê Thái Bình đến nay vẫn còn truyền tụng hai câu ca dao:

Canh cua nu ci thêm gng

Xưa nay vua chúa đã tng khen ngon.

T Nguyên Thch
(sưu tầm, phóng tác)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)