Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vun bồi văn hóa đọc cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Văn hóa đc đưc xem là “kim ch nam” giúp đc gi nhn biết thế gii, đng thi tích lũy kho tàng kiến thc v các lĩnh vc văn hóa, xã hi, khoa hc, k thut… Trong nhiu năm qua, TP.HCM luôn n lc vun bi văn hóa đc cho đc gi, nht là các em thiếu nhi.

Hc sinh say mê đc sách ti S.hub Kids

Giúp tr làm quen vi sách

Trong hoạt động hưởng ứng “Tháng Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng”, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân TP.HCM và Chi đoàn Nhà Xuất bản Trẻ vừa tổ chức ngày hội “Em vui đọc sách” cho 50 thiếu nhi tại khu lưu trú thanh niên công nhân thuộc xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Tham dự ngày hội, các em thiếu nhi đã rất thích thú khi được trao tặng tủ sách, được các anh chị hướng dẫn cách đọc sách và gấp túi giấy tái chế để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, các bé còn được tham gia các trò chơi vui nhộn, cùng nhau thi vẽ tranh và ghép tranh bảo vệ môi trường, được tặng tập viết, sách báo và thú nhồi bông.

Hưởng ứng việc vun bồi văn hóa đọc cho thiếu nhi, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM cũng đang có hàng loạt hoạt động thú vị, hấp dẫn các bạn nhỏ. Là một trong số học sinh đã trải nghiệm mô hình sân khấu, mê cung sách, phòng học STEM, phòng thiên văn và khu vực thảo luận nhóm tại phòng đọc công nghệ S.hub Kids, Huỳnh Minh Khuê (học sinh lớp 4/9, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) khẳng định: “Con rất thích khi được đến đây. Vì thư viện này quá rộng, đẹp đẽ và hiện đại với rất nhiều đầu sách hay, bổ ích cho học sinh nhỏ tuổi”.

Mới đây, phòng thư viện công nghệ số S.hub Kids đã chào đón những độc giả nhí là các em thiếu nhi thuộc Trung tâm khiếm thị Huynh đệ Như Nghĩa. Tại đây, các em được trải nghiệm về lĩnh vực thiên văn, tham gia thi đố vui, cùng nhau tìm đọc các đầu sách chữ nổi, sách hình minh họa nổi và sách nói. Với phản hồi tích cực từ các em sau khi trải nghiệm tại thư viện số, nữ tu Lưu Thị Hồng Loan (phụ trách trung tâm) cho biết đã đăng ký cho các em tiếp tục đến thư viện trau dồi những kiến thức vào tuần thứ hai mỗi tháng. Nhằm khuyến khích các em khiếm thị đến với không gian học tập, vui chơi và giải trí lành mạnh, thư viện đã bố trí phương tiện đưa đón các em tận nhà.

Xây dng văn hóa đc các cp hc

Ông Lê Hoàng cho biết, Hi Xut bn Vit Nam sn sàng phi hp vi các nhà xut bn đ cùng chung tay thc hin danh mc sách khuyến đc. Theo đó, ban t thc liên tch s mi các chuyên gia có uy tín đ bình chn và thiết lp mt danh mc sách đáng đc cho hc sinh các cp. Danh sách này s đưc đ c cho lãnh đo thành ph và S GD-ĐT TP.HCM xem xét ph biến trong niên khóa 2019-2020.

Để giúp trẻ khám phá thế giới thông qua thư viện công nghệ số, ông Bùi Xuân Đức (Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM) kỳ vọng không gian công nghệ tại S.hub Kids sẽ là sân chơi hấp dẫn, bổ ích và là điểm đến yêu thích của học sinh thành phố. Đến với thư viện hiện đại này, các em thiếu nhi không chỉ được đọc sách, mà còn được tham dự các lớp STEM theo chủ đề Robotics, khoa học vui, thiên văn… với cấp độ khác nhau tùy theo sở thích của mỗi em. Dự kiến mỗi năm, S.hub Kids có thể phục vụ khoảng 15.000 lượt bạn đọc nhí đến tham gia các lớp học, câu lạc bộ hoặc vui chơi tự túc. Hiện nay, S.hub Kids là nơi thường xuyên tổ chức các lớp ngoại khóa hoặc các chương trình dành cho Đoàn trường đăng ký học tập, trải nghiệm. Trong đó có các đơn vị tiêu biểu như Trường Mầm non Worlkids, Tiểu học Nhật Tân, Tiểu học Hòa Bình, THCS Võ Trường Toản…

Theo kinh nghiệm chia sẻ của một số giáo viên mầm non, tập cho trẻ thói quen đọc sách là điều không đơn giản, nhất là trong bối cảnh trẻ em có nhiều cơ hội tiếp cận với trò chơi giải trí hiện đại. Do đó, để trẻ có thói quen đọc sách, hãy cho trẻ sống trong một không gian có thật nhiều sách vở, và S.hub Kids là không gian tuyệt vời có thể thu hút trẻ. Tuy nhiên, ngoài những dịp được đến thư viện, giáo viên và phụ huynh cũng cần đọc sách cùng trẻ ngay cả khi ở trường cũng như ở nhà.

Theo nhận định của ông Lê Hoàng (Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty Đường sách TP.HCM), không gì lý tưởng hơn khi hình thành văn hóa đọc cho học sinh từ các cấp mầm non, tiểu học, và điều này vẫn cần thiết cho các cấp lớn hơn như phổ thông trung học, đại học, sau đại học. Ông Lê Hoàng cho biết, nhằm góp phần vào công tác khuyến đọc, trong năm 2018 đường sách TP đã kết nối với các trường tiểu học và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường Tiểu học Quốc tế Việt – Úc, THCS Phước Bình, THCS Hồng Bàng để tổ chức các hoạt động khuyến đọc cho học sinh. Tuy nhiên, để công tác khuyến đọc đạt hiệu quả cao, ông Hoàng cho rằng ngành giáo dục cần kết hợp với các chuyên gia uy tín để lập ra danh mục sách khuyến đọc cho từng cấp học. Danh sách này nên tuyển chọn từ các tác phẩm được trao giải thưởng sách thiếu nhi, do các tổ chức nghề nghiệp, hội đoàn Trung ương và địa phương tổ chức.

Bài, nh: Vũ Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)