Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vùng núi phía Bắc mong giữ bài thi tốt nghiệp tại chỗ

Tạp Chí Giáo Dục

Cho rằng  ý tưởng chuyển bài thi tốt nghiệp từ tỉnh nọ sang tỉnh kia để "chấm chéo" sẽ phát sinh nhiều vấn đề, Giám đốc Sở GD-ĐT Tuyên Quang Hoàng Văn Thinh đề xuất nên di chuyển người chấm. Còn nếu chuyển bài thi, thì ông Chu Bá Vinh, Trưởng phòng Khảo thí của Sở  GD-ĐT Bắc Giang đề xuất cần tăng thời gian do mất thêm "khâu’ vận chuyển.  

Tổ chức thi, chấm tốt nghiệp THPT theo kiểu mới là "chủ đề nóng"nhất tại hội nghị giao ban phong trào "hai không" của 15 tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra tại Cao Bằng ngày 20/3. 
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm học 2007 – 2008. Ảnh: Bảo Anh
 Muốn giữ bài ở địa phương?
“Chúng tôi dùng ô tô để chuyển bài thi. Phải chất đầy trong 6 – 7 xe tải lớn. Nếu gặp trời mưa, hoặc có vấn đề gì về an ninh đối với bài thi thì sẽ như thế nào?”, ông Thinh đặt tình huống.
Vì thế, ông đề xuất nên chuyển các cán bộ chấm thi từ tỉnh này sang tỉnh khác với lý do, di chuyển người chấm, dù có vấn đề gì thì cũng dễ xử lý hơn.
Một vấn đề chuyên môn có thể phát sinh nếu chấm bài ở tỉnh khác được ông Đỗ Văn Thuấn – Giám đốc Sỏ GD-ĐT Quảng Ninh nêu: ’Quá trình nhận bài thi, đóng gói, chấm, dọc phách, làm điểm, … rất khó tránh khỏi sai sót. Nếu chấm ngay tại tỉnh mình, thì xử lý được ngay, và dễ dàng hơn nhiều. Nhưng chấm ở tỉnh khác thì điều này phải xem lại”.
Về đề xuất kéo dài thời gian chấm thi, ông Nguyễn Huy Bằng (Vụ Pháp chế) cho biết, việc chấm thi là "chấm đuổi": Tỉnh A chấm cho tỉnh B; tỉnh B chấm cho tỉnh C, đến khi nào hết thì thôi. Vì thế, sẽ không mất nhiều thời gianĩ”. 
Mặt khác, theo ông Trần Quang Quý, Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT thì việc chấm bài và công bố điểm thi liên quan trực tiếp đến vấn đề thi ĐH nên vẫn giữ thời lượng chấm như các năm trước.
Bán kính nhỏ hơn 20km mới "thi theo cụm"?
Ông Thinh cho hay, sự di chuyển của HS sẽ kéo theo cả người nhà, làm phát sinh vấn đề ăn, ở, … rất phức tạp. “Ở tỉnh vùng núi này, dân cư rất thưa thớt, không có nhà trọ, không có cơm bụi. Làm thế nào để ở được cả ba ngày theo các cụm?”, ông nói.
 Tuyên Quang và Bắc Giang đang dự định mỗi ngày cắt cử 5-10 phụ huynh, kết hợp cùng các thầy cô giáo nấu cơm cho HS ngay tại điểm thi. Tất cả sẽ ở trong những phòng học bán trú đã có sẵn cơ sở vật chất để nấu nướng, ăn, nghỉ.
Ông Trần Quang Quý, Chánh văn phòng Bộ nhấn mạnh: “Việc tập trung các thí sinh để thi theo cụm chỉ thực hiện trong vòng bán kính từ 20 km đổ lại. Địa bàn có khoảng cách lớn hơn thì vẫn phải thi riêng ngay tại trường. Nhưng các Sở phải báo cáo sớm với Bộ”.
Ông Nguyễn Văn Tân , Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng cho biết: “Trừ thị xã Cao Bằng, huyện Hòa An sẽ thi theo cụm, có lẽ chúng tôi vẫn bố trí cho các em khác thi như cũ. Vì các huyện còn lại không đủ điều kiện về giao thông, cơ sở vật chất”.
Cẩm Quyên (Vietnamnet)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)