Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vươn lên từ phận cát

Tạp Chí Giáo Dục

Tng đ li du n vi nhân vt Ho ct hai chân trong b phim “Đi cát” hơn 20 năm v trưc. B phim đăng quang ti Liên hoan phim châu Á – Thái Bình Dương năm 2000, ch Lê Th Bé – nn nhân bom mìn chiến tranh ngoài đi thc đã n lc vươn lên t chính vai din cuc đi đ tr thành ht cát có sc sng mãnh lit, phi thưng và đáng khâm phc.


Ch Bé cùng cu con trai Thanh Nhu – tên con mang dn k nim gn vi b phim “Đi cát” góp phn thay đi cuc đi ca ch

Vai din đ đi

Sau hơn 20 năm, xem lại bộ phim “Đời cát” của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, chị Bé vẫn vẹn nguyên niềm xúc động. Chị Bé thủ vai nhân vật Hảo cụt hai chân bảo: “Cả đời tui chỉ đóng phim một lần nhưng chừng ấy cũng đủ để cho tui thêm động lực mà sống, mà vươn lên”. Đó là năm 1999, khi đang ngồi bán hàng tạp hóa ở ngôi chợ nhỏ thuộc phường 5, thị xã Đông Hà (nay là thành phố), tỉnh Quảng Trị, chị Hảo vô tình lọt vào tầm ngắm của đạo diễn Thanh Vân khi ông đi tìm nhân vật cho bộ phim của mình. “Cũng như mọi ngày, tui lê đôi chân cụt ra chợ bán tạp hóa để mưu sinh thì thấy có nhiều người đến hỏi thăm. Mấy chị em bán hàng nói: “Hảo, vai diễn đoàn làm phim đang tìm cũng giống mi tề (giống đôi chân cụt), tham gia đi. Nói thì để mà cười cho vui vẻ thôi. Khi nghe các anh chị trong đoàn hỏi tôi cũng băn khoăn lắm. Từ nhỏ đến lớn tui chưa được xem phim lần nào, huống chi là đi đóng phim. Không hình dung được gì nhưng nghe được động viên thì cũng mạnh dạn gật đầu nhận lời”, chị Bé nhớ lại.

Sau cái gật đầu đó, chị Bé theo đoàn đến vùng biển nghèo của tỉnh Thừa Thiên – Huế để bắt đầu vai diễn của mình. “Đạo diễn bảo sao thì mình cố gắng làm đúng như vậy thôi. Tới khi đạo diễn cho xem lại một trường đoạn có mình thì tui thực sự xúc động, không nghĩ mình rồi cũng vô phim – chuyện trước đó chẳng nghe tới cũng không hề nghĩ tới”, chị Bé bộc bạch.

Khi chuyển thể từ truyện ngắn “Ba người trên sân ga” của nhà văn Hữu Phương thành kịch bản phim, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã thêm vào nhân vật Hảo và Huy (do Công Ninh thủ vai). Để vào vai nhân vật Huy, Công Ninh chỉ việc thu một cái chân vào ống quần, nhưng nhân vật Hảo cụt cả hai chân là một thử thách cho đoàn làm phim. Đạo diễn Thanh Vân lặn lội tìm khắp nơi, rồi bắt gặp chị Bé và quyết định thuyết phục chị theo đoàn. Người xem từng ứa nước mắt, thương đến thắt lòng trước hình ảnh anh thương binh Huy trả lời chị Hảo khi chị xin anh một đứa con: “Hai đứa cộng lại cũng chỉ có một cái chân, làm sao mà đứng được”.

Nỗi đau của thời hậu chiến được lột tả chân thực nhất qua đôi chân cụt tới háng của Hảo – người đàn bà vùng cát miền Trung luôn khao khát sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Trong hậu quả khốc liệt của đạn bom để lại, của xứ cát nghèo, gió hất tung bụi lên mặt người dưới cái nắng chao chát, ở Hảo vẫn hiện diện một khát khao sống và hướng đến cuộc sống tốt đẹp. Sau này khi xem lại bộ phim rồi ngồi cùng chị trong căn nhà nhỏ ở phường 5, thành phố Đông Hà, tôi mường tượng ra sự tình cờ thành cơ duyên gắn đời chị Bé với nhân vật như hai chỉ là một. Chị Bé bảo, 4 năm sau ngày đóng máy, chị mới chính thức được xem phim do mình đóng. Đó là vai diễn duy nhất và từ đó đến nay cứ mỗi lần xem lại chị vẫn rưng rưng xúc động như lần đầu.

Mt ht cát ngh lc

Vai diễn trong phim lấy đi bao nhiêu nước mắt của khán giả thì đời thực của chị Bé lại khiến nhiều người thương thắt và khâm phục hơn. Lên 3 tuổi, Bé theo cha chạy giặc từ Quảng Trị vào Đà Nẵng. Ngày đó đôi chân nhỏ bé nhưng lành nguyên. Sau tiếng nổ cứa vào óc, đôi chân của Bé nằm lại với đất cát Hòa Khánh (Đà Nẵng). Cuộc đời chị từ đó lật sang trang khác, nhẹ bẫng và chông chênh vô cùng. “Khổ tận cam lai” – chị Bé gói gọn trong mấy từ ngắn ngủi về chuỗi ngày trưởng thành sau đó của mình. Không có chân nhưng vẫn phải sống, chị lang bạt tận phương Nam và có đôi lúc nghĩ quẩn. Thương cha, chị lại cắt ngang dòng ý nghĩ tiêu cực để quay về quê, mở quầy bán gia vị trong ngôi chợ nhỏ.

Sau ngày tình cờ trở thành diễn viên, chị trở về và thường nghĩ đến cuộc đời của Hảo. “Mỗi lần nghĩ tới tui lại thấy đời mình giống cô Hảo, vẫn cần một đứa con làm nghị lực mà sống”. Rồi chị có đứa con đầu lòng sau bao đêm đắn đo, thao thức. Số tiền thù lao 5 triệu đóng phim chị dành dụm lại để đón đứa con gái đầu lòng chào đời. Con lớn lên một chút, chị lại đổ mồ hôi trên sân tập thể thao và đoạt cú đúp huy chương bạc ở môn đua xe lăn trong hội thao dành cho người khuyết tật cấp tỉnh năm 2003 ở cự ly 3.000m và 800m cùng với huy chương đồng cự ly 400m. Góp mặt tại giải Para Games khu vực. Cũng năm đó chị Bé được Tổ chức Handicap (Tổ chức phòng chống tàn phế và phục hồi chức năng người tàn tật quốc tế) mời tham gia cuộc diễu hành vòng quanh Luxembourg để truyền cảm hứng tự tin cho những người có số phận kém may. Một năm sau đó chị sinh thêm cháu trai, đặt tên Thanh Nhuệ – tên ghép từ tên hai đạo diễn Thanh Vân và Nhuệ Giang để ghi dấu kỷ niệm về bộ phim “Đời cát” đã ít nhiều thay đổi số phận của chị. Một nách hai con, chị đành giã từ đường đua, về chọn một góc bên ngôi trường TH Nguyễn Tất Thành ở gần nhà để bán xôi và quà vặt sáng cho học trò. 6 năm trước, bé trai thứ 3 chào đời.


Ch Bé – ngưi đóng vai nhân vt Ho trong phim “Đi cát” sau 22 năm vn mt v đp đm thm và mn mà ngưi con gái min Trung nng gió

Suốt hơn 18 năm nay, chị cùng các con sống nhờ mái quán che tạm bên hông Trường TH Nguyễn Tất Thành. Cho đến bây giờ khi các con đã khôn lớn, mỗi ngày chị vẫn thức dậy từ 3 giờ sáng để đồ xôi, chuẩn bị đồ đạc trước khi đánh thức Thanh Nhuệ – cậu con trai thứ 2 đang chuẩn bị vào lớp 12 dậy giúp mẹ chuyển đồ ra điểm bán. Chị bảo, cuộc đời chị thiếu mất hai chân nhưng bù lại chị được ưu ái đón 3 đứa con ngoan cho chị động lực để sống. “Con gái đầu Phong An đã vào năm 2 Đại học KHTN TP.HCM với suất học bổng 100%. Còn Thanh Nhuệ chuẩn bị vào lớp 12 với thành tích học tập giỏi và giải ba Cuộc thi KHKT cấp tỉnh vừa rồi. Nhìn các con phấn đấu học tập, mỗi tờ giấy khen các con mang về cho mình thêm sức mạnh mà tiếp tục tiến về phía trước”, chị Bé trải lòng.

Cuộc đời chị Bé nhìn qua rất chông chênh nhưng đến ngồi lại dưới mái quán tạm bợ nghe chị Bé kể về cuộc đời của chị, hình dung một nguyên mẫu trong phim “Đời cát” giữa đời thường mới cảm thấy khâm phục hơn nghị lực của người đàn bà có đôi chân cụt tới háng. Bom đạn chiến tranh hay nhiều điều không may khác có thể khiến con người ta khiếm khuyết đôi phần thân thể nhưng không thể vùi dập được khát khao và nghị lực sống tốt, sống đẹp. Chị Bé như một hạt cát lấp lánh vươn lên giữa đời thường.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)