Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Vươn lên từ trái tim khuyết tật

Tạp Chí Giáo Dục

Trong số 170 tân sinh viên vượt khó học giỏi ở 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” kỳ này, có không ít gương mặt để lại những bài học – những giá trị sống chính từ nỗ lực tự thân vượt qua nghịch cảnh của họ… Hai trong số đó từ góc nhìn của Nhịp sống trẻ…
Vươn lên từ trái tim khuyết tật
Sau giờ đến giảng đường, Thảo luôn phụ giúp mẹ thêu tay gia công lo ổn định cuộc sống – Ảnh: Thanh Xuân
Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn những đơn vị, các nhà hảo tâm đã ủng hộ, đóng góp cho chương trình:
Công ty phân bón Bình Điền: 400 triệu đồng, Young-Inh Trade Corporation: 10.000 USD, New Quest Trading Ptc Ltd: 10.000 USD, Canpotex: 10.000 USD, Công ty Huỳnh Sáng: 100 triệu đồng, Công ty Nguyên Ngọc: 100 triệu đồng, Công ty CP Vật tư nông nghiệp Cần Thơ (TSC): 100 triệu đồng, Công ty CP Vinacam: 100 triệu đồng, Công ty Nguyễn Phan: 100 triệu đồng, Hội JMI (Thụy Sĩ và Pháp): 80 triệu đồng. Cảm ơn Công ty phân bón Bình Điền đã tài trợ kinh phí tổ chức và phát sóng chương trình.
BTC

Mình sinh ra đã mang bệnh tim bẩm sinh và sớm mồ côi cha khi chưa tròn 8 tháng tuổi. Hai mẹ con thui thủi sống trong căn nhà vách lá ọp ẹp cùng ông bà ngoại tận miệt Kiên Giang. Mẹ phải sớm từ giã nghề giáo do mất sức lao động vì bệnh tim bẩm sinh cùng chứng loét dạ dày ngày càng trở nặng. Gia đình phải bỏ quê lên TP.HCM mưu sinh. May gặp người quen hiểu hoàn cảnh cho ở nhờ. Để có thu nhập, mẹ mở kệ báo nhỏ bán bên vệ đường, còn mình may mắn được nhận vào học tại Trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh (quận 10) và có điều kiện phụ mẹ bán báo.

Sức khỏe của mẹ ngày một yếu đi nhưng vẫn phải lam lũ ở chợ Kim Biên làm nghề “thợ đụng” nuôi cả gia đình. Mình chỉ biết đáp lại bằng tất cả sự nỗ lực: học thật giỏi để mẹ thật vui. Những ngày mẹ ngã bệnh cũng là lúc bệnh tim của mình dấy lên những cơn đau đầu tiên, cứ thế nặng dần rồi ngất lúc nào không hay.
Cuộc sống cứ mãi bấp bênh. Mẹ cũng không còn sức làm những việc mưu sinh nặng nhọc trên đất Sài Gòn. Hai mẹ con theo ông bà ngoại về Cần Thơ sống nhờ mấy căn phòng trọ trên phần đất hương hỏa ông bà để lại. Phần mình ngoài buổi đến lớp khi về nhà lại lãnh hàng thêu tay gia công phụ mẹ kiếm sống.
Bệnh tim của mình đột ngột trở nặng do áp lực thi cử cuối cấp, phần mang thêm trong người chứng hạ huyết áp và bướu giáp nhân. Bác sĩ ra “tối hậu thư” phải phẫu thuật tim khẩn cấp mình mới có thể duy trì sự sống. Thầy cô biết chuyện hối hả vận động được gần 20 triệu đồng mổ tim cho học trò.
Tập thể y bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM hiểu hoàn cảnh nên miễn toàn bộ chi phí phẫu thuật. Tri ân những tấm lòng, mình quyết định trích lại một phần số tiền thầy cô Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng vận động cho mình ủng hộ quỹ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường.
Mẹ mừng rơi nước mắt khi hay tin mình đỗ cùng lúc hai trường đại học với số điểm khá cao. Phần mình đã hạ quyết tâm học thật tốt trong ngành dược, có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, bào chế những loại thuốc hữu hiệu giúp người nghèo gặp bất hạnh như mẹ mau chóng chữa lành bệnh.
Ước mơ của cô bé bán vé số
Nguyễn Thị Bé Son, tân sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ – Ảnh: Đức Vịnh
Nhà Nguyễn Thị Bé Son, tân sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ, nằm trên tuyến dân cư vượt lũ dành cho hộ nghèo ở Thường Thới Tiền, Hồng Ngự (Đồng Tháp). Nói là nhà nhưng đấy chỉ là… bộ khung cột tiền chế lót sàn bằng ván, trống huơ trống hoác…
Gia đình thuộc hộ nghèo, không đất canh tác. Cha mất sớm từ lúc Bé Son chưa đi học, em kế mới chập chững biết đi. Bệnh tật của cha để lại gánh nặng nợ nần trên vai người mẹ. Tuổi thơ hai chị em là những ngày tháng cùng mẹ đi bán bánh mì dạo. Lớn hơn một chút lại thay nhau đi bán vé số ở các bến đò, quán nước. Năm 2004 địa phương cho vào định cư trên tuyến dân cư vượt lũ.
Con ngày càng lớn, học hành tốn kém, mẹ đưa chị em Bé Son qua sống chung với bà ngoại, nhà cũng nằm trên tuyến dân cư dành cho hộ nghèo ở gần đấy, để lên thành phố tìm việc làm. Thất nghiệp, mẹ lại chuyển qua bán bánh mì dạo ở Long An. Dù sống trong cảnh nghèo khó nhưng cả hai rất chăm học và học giỏi.
Trúng tuyển vào Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Bé Son gọi điện báo tin, mẹ con cùng nghẹn ngào. Biết con đi học tốn kém, mẹ tất tả làm lụng. Ngoài bán bánh mì mẹ kèm theo bán vé số. “Thấy lo không nổi, mẹ con nó quá vất vả, tui bàn nên để Bé Son đi làm công nhân, mẹ nó khóc” – ngoại Bé Son kể.
Hôm Bé Son đến trường làm thủ tục nhập học, ngoài số tiền mẹ dành dụm, người cậu cho thêm mới đủ đóng các khoản gần 1,3 triệu đồng. Đợt nhập học lần này bà ngoại phải đi hỏi vay hàng xóm.
Hỏi tại sao lại chọn ngành ngân hàng, cô bé hồn nhiên: “Em từng đi bán vé số nên biết người dân nông thôn mình thiếu vốn làm ăn, vì vậy cuộc sống vẫn còn lắm khó khăn. Em chọn ngành tài chính ngân hàng với hi vọng sau này trở thành nhân viên tín dụng, tìm cách đưa vốn về vùng sâu vùng xa giúp bà con thoát nghèo…”.
ĐỨC VỊNH – THANH XUÂN (TPO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)