Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vườn rau giúp trò nghèo cải thiện bữa ăn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi sáng kiến trng rau xanh, chăn nuôi trong khuôn viên trưng hc, các thy cô giáo Trưng Ph thông Dân tc bán trú Tiu hc Trà Tp (xã Trà Tp, huyn Nam Trà My, tnh Qung Nam) đã giúp các hc trò ca mình ci thin ba ăn, góp phn khuyến khích hc sinh đến trưng và nâng cao cht lưng hc tp…

Các giáo viên và hc sinh Trưng Tiu hc Trà Tp chung tay canh tác vưn rau đ ci thin cht lưng ba ăn bán trú

Nim vui ca thy và trò

Tầm 5 giờ chiều, khi tiếng trống tan trường vừa dứt, 271 em học sinh cùng các thầy cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập lại bắt đầu một công việc mới: Ra sân trường xới đất trồng rau, ở một góc khác vài bạn nhỏ nhổ rau chuẩn bị cho bữa tối hoặc cho đàn gà, vịt ăn… một khung cảnh khá nhộn nhịp bởi tiếng nói cười vui vẻ, cảm giác như đang ở trong một gia đình.

Vội vã cất cặp sách sau giờ học, em Hồ Quốc Bảo – học sinh lớp 5/3 cùng các bạn chạy ào về phía vườn rau, phân công nhau hái rau, nhổ cỏ. Bảo nói: “Em rất vui khi được tận tay mình chăm sóc vườn rau. Trước đây em chưa hề làm việc này nhưng khi được các thầy cô giáo hướng dẫn cách trồng rau, em thấy rất thích. Hè về nhà em sẽ hướng dẫn lại cách trồng rau cho bố mẹ”.

Cách đó không xa, cô giáo Trần Thị Tú Điển vừa hướng dẫn học sinh chăm sóc luống rau mới, vui vẻ cho biết: “Đây là năm thứ 5 em dạy học ở Trà Tập. Từ năm học trước, được sự hướng dẫn và hỗ trợ của Ban lãnh đạo, em cùng các đồng nghiệp bắt tay vào xới mảnh đất trước sân dãy nhà công vụ tập thể này để trồng rau. Cùng với đó, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cùng làm để góp phần cải thiện bữa ăn và nâng cao kỹ năng. Các em học sinh bán trú ở đây đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc được rèn luyện các kỹ năng, kỹ thuật canh tác, các em sẽ là cầu nối để về nhà giúp gia đình mình làm theo cách trồng rau, chăn nuôi của miền xuôi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Mặt khác, chính các kỹ năng này sẽ giúp các em học sinh khi trưởng thành”.

Sau khoảng 1 giờ đồng hồ làm nông dân trên cánh đồng sân trường, giáo viên và học sinh về phòng vệ sinh tắm rửa rồi bắt đầu bữa cơm tối. Những phần cơm nóng hổi với nhiều thức ăn như thịt gà, các loại rau do chính họ trồng ra đầy hấp dẫn. Thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi: “Đây là bữa ăn đặc sản vườn nhà do những người “nông dân” của trường tự tay làm ra đấy, sạch và chất lượng”. 

Hc sinh thích đến trưng hơn

Còn nhớ hơn 1 năm trước, đầu năm học 2018-2019, khi thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng và thầy Nguyễn Văn Hối – Phó Hiệu trưởng khởi xướng mô hình chăn nuôi lợn và trồng rau, các giáo viên và học sinh đều đồng tình hưởng ứng. Mỗi ngày sau giờ học, không khó để bắt gặp thầy Phó Hiệu trưởng nhễ nhại mồ hôi xới đất gieo hạt mầm hay thầy Hiệu trưởng cặm cụi chăm sóc, vệ sinh chuồng lợn… Ý tưởng nuôi lợn do chính thầy Phương đề xuất và cùng các đồng nghiệp trong trường chung nhau bỏ ra 12 triệu đồng tiền túi để đầu tư 12 con lợn giống. Thầy Phương nói, nhờ các giáo viên chung tay chăm sóc nên lứa lợn đầu tiên lớn nhanh, xuất bán được giá. Số tiền đó dùng để mua lại giống mới và phần khác để mua thêm thức ăn cho học trò. Tuy nhiên, năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên nhà trường chuyển sang mô hình nuôi gà, vịt.

Nhà trường có tổng cộng 11 điểm trường lẻ và 1 trường chính. Tại trường chính có 271 học sinh bán trú và 10 giáo viên ở nhà công vụ. Với mô hình trồng rau xanh hơn 300 mét vuông với nhiều loại rau khác nhau như bầu, bí, cải, ngò…, bếp ăn bán trú của nhà trường không phải đi mua rau bên ngoài. Thầy Phương chia sẻ: “Trường được xây dựng lại trên địa điểm mới từ năm 2016, nhận thấy khu đất trước nhà công vụ rộng rãi, nếu đổ bê tông làm sân thì tốn kinh phí, được sự khuyến khích của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, nhà trường chọn cách làm vườn rau để vừa đẹp khuôn viên vừa giúp học trò học kỹ năng và cải thiện bữa ăn bán trú. Nhờ đó, số tiền bán trú theo chế độ của các em được dư ra thì sử dụng mua thêm thịt cá nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho các em”.

Thy Lê Huy Phương – Hiu trưng nhà trưng tri lòng: “Khi ba ăn đưc ci thin, th lc hc sinh đưc tăng lên thì cht lưng giáo dc nh đó cũng đưc nâng cao. Công vic trng rau không đơn thun hưng đến th hưng thành qu mà quá trình lao đng cũng là nhng tiết hc tri nghim b ích cho hc sinh. Chính nhng tiết hc hng thú này nhiu em hc sinh thích đến trưng và t giác đi hc thay vì trn hc lên nương ry”.

Trà Tập về chiều, nắng vàng tỏa rạng một góc sân trường. Nhìn những cô cậu học trò cùng giáo viên khuôn mặt rạng rỡ trước những luống rau xanh mướt, cảm giác ấm áp của những tháng ngày ấu thơ được đùm bọc trong gia đình ở miền quê yên ả. Chợt thấy cái lý trong câu chuyện lên núi trồng rau và giáo viên kiêm nông dân của những người gieo chữ vùng cao. “Khi bữa ăn được cải thiện, thể lực học sinh được tăng lên thì chất lượng giáo dục nhờ đó cũng được nâng cao. Công việc trồng rau không đơn thuần hướng đến thụ hưởng thành quả mà quá trình lao động cũng là những tiết học trải nghiệm bổ ích cho học sinh. Chính những tiết học hứng thú này nhiều em học sinh thích đến trường và tự giác đi học thay vì trốn học lên nương rẫy”, thầy Phương trải lòng.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)