Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

“Vượt ải” tiếng Anh để trải nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Du hc là cách tuyt vi đ bn m mang kiến thc và trau di vn ngoi ng trong môi trưng 100% tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Anh cũng có th tr thành th thách khiến bn “lc trôi” trưc văn hóa, cuc sng nơi x ngưi. Làm thế nào vưt qua cú sc tiếng Anh đ nhanh chóng hòa nhp và tri nghim? Chúng ta cùng soi vài tuyt chiêu hay ca các du hc sinh (DHS) New Zealand.

Giáo viên  New Zealand luôn sn sàng h tr hc sinh, sinh viên quc tế

Biết trước sẽ gặp phải rắc rối do bất đồng ngôn ngữ, nhiều DHS mới qua New Zealand vẫn không khỏi choáng khi phải ăn, ngủ, thậm chí là… thở với tiếng Anh. Trần Thế Trung (cựu sinh viên ĐH Victoria Wellington) nhớ lại khoảng thời gian đầy áp lực ấy: “Dù đã ngồi hàng đầu nhưng cơn buồn ngủ và chán nản vẫn đeo bám mình mỗi tiết học. Lúc đó mình nhận ra rào cản ngôn ngữ là thứ không thể rút ngắn trong ngày một ngày hai”.

Thế Trung chia sẻ thêm, thời gian đầu mình luôn hoang mang với cách phát âm, tiếng lóng và cách nối từ của người New Zealand, đặc biệt khi đã quá quen với giọng Anh hoặc Mỹ. Vốn không phải là tiếng mẹ đẻ, lại nghe thêm “phong cách” mới khiến mình nhiều lần vò đầu bứt tai để hiểu người khác nói gì.

Không những trong việc học, khó khăn về ngôn ngữ còn làm bạn mất không ít thời gian trong công việc. Theo đó, Thế Trung đã có một “kỷ niệm đáng quên” khi làm phục vụ quán ăn: “Trong một lần phục vụ món, mình không biết cách giải thích cho khách làm ông chủ rất giận. Cứ một lần khó khăn trong giao tiếp là xem như một lần… mất việc”.

Bất đồng ngôn ngữ sẽ đem đến hàng loạt rắc rối cho bạn trong cả học lẫn hành. Vậy làm sao để vượt qua thử thách khó nhằn này? Sau đây là một số “bí kíp” của các DHS Việt Nam.

M lòng “t cái nhìn đu tiên”

Tâm lý DHS Việt Nam là muốn kết bạn với người Việt để nói chuyện dễ dàng hơn. Nhưng điều đó càng làm bạn tự ti về tiếng Anh hơn thôi. Vậy bạn hãy dạo quanh phố phường và tương tác cùng dân bản địa để vừa hiểu rõ đời sống khu vực đó, vừa “thông tai thông não”. Theo khảo sát của Ngân hàng HSBC vào năm 2017, New Zealand đứng đầu về mức độ dễ dàng để người nước ngoài có thể hòa nhập cuộc sống ở nơi đây. Yên tâm là bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với văn hóa bản địa cực gần gũi và con người New Zealand thân thiện thôi.

Tn dng cơ hi hc tiếng Anh t ging đưng

Được đánh giá chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, giáo viên ở New Zealand không chỉ là người dạy học mà còn là người hỗ trợ nhiệt tình cho từng HS. Khánh Linh (HS Trường Mount Albert Grammar) cho biết: “Vì biết tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nên giáo viên rất sẵn lòng giảng dạy cặn kẽ cho mình. Ngoài ra, tài liệu học tập được công nghệ hóa giúp HS dễ dàng lưu lại bài vở và đọc lại khi cần”.

New Zealand là đt nưc xếp hng đu v Ch s Chun b cho tương lai (Theo t chc uy tín thế gii The Economics Intelligence Unit). Hin có khong 131.000 hc sinh, sinh viên quc tế theo hc ti đây, trong đó có khong 2.500 bn tr Vit Nam.

New Zealand có rất nhiều DHS quốc tế, nên chắc chắn không chỉ riêng bạn đang phải vật lộn với tiếng Anh đâu. Hãy tự tin chủ động kết bạn và nhiệt tình trong việc trao đổi bài vở với thầy cô và bạn bè. Việc này không chỉ giúp bạn cải thiện tiếng Anh mà còn là cơ hội để kết bạn bốn phương và giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa từ Đông sang Tây.

Và… hc ngay ti gia đình

Đối với Mai Trang (HS Trường Waiuku College), sinh sống cùng người bản địa vừa cho cô bạn không khí gia đình ấm áp, vừa là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện tiếng Anh bản địa. Ông bà chủ homestay nơi Mai Trang ở thường chỉnh lỗi phát âm, cách diễn đạt và hướng dẫn cô bạn cả tiếng lóng đặc trưng. Còn Khánh Linh thì may mắn khi có bà chủ nhà là giáo viên Anh ngữ. Mỗi khi băn khoăn về cách viết luận, Khánh Linh luôn được giúp đỡ tận tình. “Bà thường xuyên sửa lỗi bài luận giúp mình, cho ý kiến về cách học, thậm chí còn ghi chú từng lỗi sai rồi dán trên tủ lạnh để mình khỏi quên nữa”, cô bạn hào hứng khi nói về gia đình cực “xịn” của mình.

Làm thêm đ trau di

“Không chỉ kỹ năng mà ngoại ngữ là công cụ tốt nhất đem dịch vụ đến với người tiêu dùng bản địa” là đúc kết của Trần Thế Trung khi đi từ phụ bếp, phục vụ bàn, kế toán, kho vụ cho đến trợ lý giám đốc của chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng tại Wellington. Thế Trung cho biết làm thêm là cơ hội tuyệt vời để bạn trau dồi tiếng Anh hằng ngày và học hỏi nhiều kỹ năng tuyệt vời như giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý tài chính…

Hãy nhớ rằng, khả năng tiếng Anh không phải từ trên trời rơi xuống hay nghiễm nhiên nằm trong đầu bạn. Bạn cần thực hành để cải thiện qua từng ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa là biến tiếng Anh thành một áp lực nặng nề đầy tẻ nhạt. Hãy học chúng bằng niềm yêu thích và vui vẻ, không chỉ thích nghi mà còn để thật sự được sống và trải nghiệm văn hóa tuyệt vời ở đất nước New Zealand.

N.Thanh

Bình luận (0)