Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vượt khó dạy học trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Thiếu thn v cơ s vt cht và gp khó v đi tưng hc sinh, kết ni mng gián đon nhưng vi phương châm “Tm dng đến trưng nhưng không dng hc”, thy và trò các cơ s giáo dc ngoi thành đã n lc vưt khó, thc hin hiu qu vic dy hc trc tuyến theo đúng tinh thn ch đo ca UBND TP và S GD-ĐT TP.HCM.


Theo ghi nhn, thy và trò các cơ s giáo d ngoi thành luôn n lc vưt khó trong dy hc trc tuyến. Trong nh: Mt tiết hc bình thưng ca hc sinh Trưng THCS-THPT Thnh An (huyn Cn Gi)

“Khó chng khó”

Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ) là trường học duy nhất ngoài khu vực xã đảo Thạnh An, phục vụ nhu cầu học tập của con em người dân trên xã đảo. Đây cũng là cơ sở giáo dục khó khăn nhất huyện Cần Giờ, thậm chí là toàn thành phố. Trường có 306 học sinh, phần nhiều đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc triển khai dạy học trực tuyến với thầy trò nhà trường gặp không ít trở ngại. “Theo số liệu thống kê từ năm học trước, khi nhà trường lần đầu tiên thực hiện dạy học trực tuyến, toàn trường chỉ có chưa đến 10/310 học sinh có máy tính, điện thoại thông minh có nhiều hơn song đa phần là của ba mẹ các em. Ngoài hạn chế về cơ sở vật chất, khó khăn nhất trong việc dạy học trực tuyến của nhà trường còn đến từ việc kết nối với học sinh, nhất là học sinh khối 6, 7 do các em còn nhỏ, khi học cần phụ huynh theo sát nhắc nhở, hỗ trợ nhưng phụ huynh còn bận rộn mưu sinh nên rất khó hỗ trợ chuyện này”, thầy Nguyễn Bảo Ngọc (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Trước những khó khăn trên, việc dạy học trực tuyến được nhà trường triển khai tập trung ở 2 khối 9 và khối 12, với các môn thi tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Các môn khác chỉ khuyến khích giáo viên thực hiện. Trong khi đó, với các khối còn lại, nhà trường áp dụng giao bài qua mạng, thiết kế bài học có kết hợp kiểm tra đánh giá để gửi cho học sinh bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, hình thức giao bài qua mạng cũng gặp khó. “Khoảng 10% học sinh ở khu vực ấp Thiềng Liềng gần như không tiếp cận được với hình thức giao bài qua mạng do khu vực này gặp khó khăn về kết nối mạng, sóng internet yếu hoặc không có sóng so với các khu vực khác. Việc liên lạc với học sinh ngày thường đã khó, nay kết nối online mùa dịch còn khó hơn”, thầy Ngọc cho biết.

Khó khăn không đến từ thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính) khi thống kê có gần 100% học sinh tham gia học trên internet, nhưng việc dạy học trực tuyến tại Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Hóc Môn) lại gặp khó về nền tảng kết nối. “So với các trường học ở nội thành, tỷ lệ học sinh tham gia học tập trên internet của trường không thua kém, song về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên, học sinh thì có sự chênh lệch. Đây là khó khăn chủ yếu khi nhà trường triển khai dạy học trực tuyến. Các nền tảng, công cụ không đồng nhất phần nào gây khó cho học sinh và giáo viên khi tiếp cận”, thầy Trần Minh Thùy (Phó Hiệu trưởng nhà trường) bày tỏ.

N lc g nút tht

Có thể nói các cơ sở giáo dục ở ngoại thành luôn gặp khó khăn khi triển khai hình thức dạy học trực tuyến. Để gỡ nút thắt này, song song với việc thực hiện giảng dạy trực tuyến theo tiềm lực vốn có, các trường còn tăng cường đẩy mạnh hình thức dạy học trên internet. “Dạy học trên internet không đòi hỏi quá cao các kỹ năng sử dụng, xử lý tình huống, sự thuần thục về công nghệ thông tin như dạy học trực tuyến qua ứng dụng này, hay ứng dụng kia. Theo đó, giáo viên sẽ tận dụng triệt để mọi hình thức, từ giao bài qua Zalo, qua email, qua Facebook…, mục đích cuối cùng là đưa được kiến thức đến học sinh trong thời gian các em tạm dừng đến trường”, thầy Trần Minh Thùy chia sẻ.

“Không đ hc sinh nào b b li phía sau, cm thy lc lõng trong tiếp cn kiến thc, hay kết ni vi giáo viên trong thi gian ngh hc chng dch. Vi tinh thy, đi ngũ giáo viên rt nhit tình, ch đng khi dy trc tuyến”, thy Lương Văn Minh (Hiu trưng Trưng THPT Cn Thnh, huyn Cn Gi) nói.

Thậm chí, thầy Thùy cho biết để học sinh nắm vững kiến thức hơn, nhiều giáo viên còn thực hiện quay video bài học gửi cho học sinh, tính kết nối với học sinh được giữ xuyên suốt. “Từ năm ngoái, giáo viên đã được tập huấn về dạy học trực tuyến nên năm nay dù còn khó khăn nhưng thầy cô đã bớt vất vả hơn. Theo đánh giá từ giáo viên, nếu như năm ngoái thầy cô phải điện thoại cho từng phụ huynh để vận động thì năm nay học sinh đã chủ động tham gia học trực tuyến, học trên internet. Các thầy cô chủ động thiết kế giáo án bài học linh hoạt phù hợp với từng hình thức tiếp cận của học sinh. Hiện nhà trường đang xây dựng lộ trình kiểm tra kiến thức, giao bài tập hoặc phụ đạo lại bài giảng khi học sinh trở lại trường”, thầy Thùy cho hay.

Trong khi đó, tại Trường THPT Cần Thạnh (huyện Cần Giờ), nhà trường đã thực hiện dạy học trực tuyến ngay khi có chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM. Giai đoạn trước khi nghỉ Tết, nhà trường triển khai giao bài tập cho học sinh qua internet. Giai đoạn sau Tết, để việc dạy học trực tuyến đi vào chiều sâu, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên trong trường sử dụng phần mềm giảng dạy. “Ở các khối, trường tổ chức dạy học trực tuyến với 9 môn nằm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các môn còn lại, giáo viên sẽ kết hợp đưa nội dung bài học và giao bài qua phần mềm. Xác định học sinh dừng đến trường sẽ hổng kiến thức nên thầy cô rất nỗ lực trong dạy học trực tuyến”, thầy Lương Văn Minh (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay.

Thống kê của Trường THPT Cần Thạnh cho thấy, có tới 90% học sinh tham gia học trực tuyến. 10% học sinh chưa tiếp cận được phương thức này do thiết bị chưa đảm bảo, giáo viên sẽ gửi tài liệu cho các em qua Zalo, Facebook hoặc photo gửi qua bạn bè. Khi đi học lại các em sẽ được giáo viên tăng cường hỗ trợ thêm để bồi bổ kiến thức. “Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau, cảm thấy lạc lõng trong tiếp cận kiến thức, hay kết nối với giáo viên trong thời gian nghỉ học chống dịch. Với tinh thần ấy, đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, chủ động khi dạy trực tuyến”, thầy Minh nói.

Để khắc phục những khó khăn trong dạy học trực tuyến, mỗi buổi học online, giao bài, giáo viên Trường THCS-THPT Thạnh An đều thống kê số học sinh không tham gia, từ đó xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng khi các em quay trở lại trường. “Dù gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đối tượng học sinh, phụ huynh nhưng đội ngũ giáo viên nhà trường đều rất nỗ lực. Từ trước Tết, nhà trường đã lên kế hoạch dạy học trực tuyến, đồng thời chuẩn bị sẵn kế hoạch dạy học trực tuyến sau Tết cho giáo viên. Do đó, thầy cô đã có sự chuẩn bị về giáo án, lựa chọn nhiều hình thức linh hoạt phù hợp, đảm bảo giáo viên và học sinh kết nối được với nhau”, thầy Nguyễn Bảo Ngọc chia sẻ.

Bài, ảnh: Đ Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)