Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Vượt khó” đứng lớp bằng tình yêu nghề!

Tạp Chí Giáo Dục

Gii thưng Võ Trưng Ton ln th 24 năm 2021 vinh danh 50 thy cô giáo tiêu biu, tâm huyết và có nhiu cng hiến cho ngành. Trong bi cnh dch Covid-19 tác đng mnh m đến giáo dc, hơn lúc nào hết, mi tm gương nhà giáo đt gii Võ Trưng Ton đã lan ta và thp lên ngn la tình yêu vi ngh giáo…


Cô Đ Hng Trang (giáo viên Trưng Mm non 14, Q.Tân Bình) sáng to trong mi gi hc vi tr

T hào là giáo viên mm non

Cô Đỗ Hồng Trang (giáo viên Trường Mầm non 14, Q.Tân Bình) đã có 28 năm là giáo viên mầm non. Trước khi được tuyển vào biên chế năm 2000, cô Trang có đến 6 năm giảng dạy hợp đồng. Đây là thời điểm cực kỳ khó khăn, đồng lương ít ỏi, công việc lại vất vả, từng có thời gian cô Trang muốn bỏ nghề…

“Nhìn lại quãng thời gian đó, tôi vẫn thầm cảm ơn mình đã vượt qua được. Có lẽ tình yêu với trẻ đã là động lực để tôi bám nghề đến ngày hôm nay”, cô Trang bày tỏ.

Bằng tình yêu trẻ, trong mọi phong trào, cô đều cố gắng tạo sân chơi phù hợp với lứa tuổi mầm non. Tận dụng khoảng không gian trước lớp, cô cùng trẻ và phụ huynh xây dựng vườn thiên nhiên của trẻ như trồng cây, làm phố ông đồ, hồ cá, cây mai, cây đào, gánh hàng rong, làm hội thao mùa xuân… Trẻ được cùng gói bánh trưng, cùng tết hoa mai…

“Mỗi hoạt động cả cô, trẻ và phụ huynh cùng làm. Không chỉ cho trẻ thêm nhiều trải nghiệm, sân chơi tuổi thơ, từ những hoạt động này đã làm tăng thêm sự gắn kết, thấu hiểu giữa gia đình và nhà trường, giúp cổ vũ tinh thần, thống nhất trong cách giáo dục trẻ”, cô Trang chia sẻ.

Mỗi tiết dạy trẻ, cô Trang mày mò tìm tòi những chương trình sáng tạo để mang về cô trò cùng sáng tạo. Những bài hát phù hợp với độ tuổi của trẻ được cô đưa vào, mang đến cho trẻ sự vui tươi, hào hứng.

Cô quan niệm, giáo viên mầm non cũng cần phải cập nhật kiến thức để phù hợp hơn với tâm lý của trẻ cũng như sự phát triển của xã hội, kỳ vọng của phụ huynh. Mỗi tiết dạy trẻ, dù là nhóm lớp nào giáo viên cũng phải nỗ lực, linh hoạt, nắm bắt kịp thời những cái mới. Phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” luôn được cô Trang ghi nhớ, dạy theo khả năng của từng trẻ để các con hòa nhập.

“Với trẻ mầm non, việc quan trọng nhất là trang bị cho trẻ lễ phép, đạo đức từ ban đầu. Mỗi hành động, lời nói của cô, bạn, gia đình, các con học và bắt chước rất nhanh. Mỗi năm, tôi đều cùng ngồi lại với phụ huynh, thống nhất về phương pháp giáo dục này, giúp trẻ phát triển toàn diện…”, cô Trang nói.

Giáo viên mầm non chịu áp lực rất lớn từ phía phụ huynh. Với đặc thù là trường tiên tiến hội nhập, yêu cầu của phụ huynh cao. Đầu năm học, cô Trang giới thiệu đến phụ huynh những gì đã làm được cho trẻ trong năm qua, thẳng thắn chia sẻ mong muốn phụ huynh đồng hành để tạo thật nhiều sân chơi cho trẻ trải nghiệm, học tập. “Khi mình thẳng thắn, phụ huynh cũng rất hợp tác. Thế nhưng, cũng đòi hòi giáo viên nhiều hơn. Khi trẻ học tiếng Anh, mình cũng phải tự học tự trau dồi có thêm kiến thức về tiếng Anh để ôn lại, cùng học cùng chơi với trẻ”.

Trong dịch bệnh, bằng tình yêu nghề, cô Trang đến với trẻ qua các clip tự quay, thiết kế các trò chơi, kỹ năng an toàn với trẻ. Những video trẻ tự học, tự hát tiếng Anh gửi tặng cô, có trẻ còn tự thu âm: “cô Trang ơi, con nhớ cô quá nè; cô Trang ơi, cô nhớ giữ gìn sức khỏe nhé”…, đã như lời động viên để cô vững vàng hơn với nghề, ngay cả trong dịch bệnh.

“28 năm đứng lớp, tôi luôn tự hào là giáo viên mầm non. Những vất cả của nghề đôi khi khiến tôi muốn bỏ cuộc nhưng chính tình cảm của trẻ, hình ảnh các con vây quanh trong mỗi hoạt động, mỗi tiết dạy, đã trở thành sợi dây níu giữ tôi ở lại với lớp, với trường. Còn 2 năm nữa về hưu nhưng được đứng lớp ngày nào tôi còn cố gắng ngày đó, để mỗi ngày trẻ đến trường là mỗi ngày vui”, cô Trang rưng rưng.


Cô Phm Th Mai (giáo viên Trưng TH An Thi Đông, huyn Cn Gi) say mê đng lp

t khó bng tình yêu vi hc trò

Nhìn lại hành trình 32 năm làm giáo viên tiểu học, gắn bó với mái Trường TH An Thới Đông (huyện Cần Giờ), cô Phạm Thị Mai thấy biết ơn và thiết tha yêu nghề giáo mà mình đã chọn.

Giảng dạy tại địa bàn khó khăn gần như nhất TP, có thời điểm để đến trường cả cô trò đều phải vượt đò, băng sông, điều kiện cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn…, song chính tình cảm yêu thương của học trò đã “neo” cô lại và gắn bó với nghề.

“Năm 2000, tôi được phân công giảng dạy tại điểm trường của Trường TH An Thới Đông. Điểm trường chỉ có 5 lớp, mỗi khối một lớp, mỗi lớp với hơn chục học sinh. Đời sống cực kỳ khó khăn. Để đến được trường cả cô trò đều phải bơi xuồng qua sông, học sinh đi học có khi còn không có dép. Khi đó, tôi phụ trách lớp 3, trong lớp có một học sinh lớn hơn các bạn khác 2 tuổi, nhà nghèo, em rất ham học và lễ phép. Trong ngày tổng kết cuối năm, em hỏi tôi là năm sau cô có dạy chúng em nữa không. Khi tôi nói là cô chỉ được phân về đây dạy 1 năm thôi thì em òa khóc nói cô không dạy em cũng nghỉ học luôn…, học sinh trong lớp cũng khóc theo. Tôi cũng khóc và hứa là nếu cả lớp học giỏi, năm sau không dạy nhưng cô vẫn sẽ về thăm…”.

Giữ lời hứa với học sinh, năm học sau dù bận bịu thế nào cô vẫn quay lại thăm và động viên các em. Riêng cậu học trò nghèo giàu tình cảm, cô đã dành tặng em một chiếc xe đạp để em không phải đi bộ xa đến trường.

Đầu mỗi năm học, cô Mai luôn tìm hiểu về hoàn cảnh, sức học mỗi học sinh trong lớp để có hướng hỗ trợ. Lớp có 30 em thì chỉ có 6-7 em không thuộc diện hộ nghèo, còn lại là nghèo, cận nghèo. Khai giảng năm học, cô đều tặng học sinh đồ dùng học tập, SGK. Trong lớp, học sinh không có tiền mua đồng phục, đồ thể dục, cô lại mua tặng để các em có đầy đủ đồng phục tới trường…

Thậm chí, có năm vì quá khó khăn, phụ huynh xin cho con nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình, cô đến tận nhà thăm học sinh, vận động thêm hỗ trợ để em được tiếp tục theo học. “Học sinh thiếu thốn nhiều nhưng các em rất ham học… Nhìn các em khoác lên mình bộ đồng phục trắng, hớn hở đến trường, tôi thấy rất ấm áp…”, cô Mai bày tỏ.

Khó khăn là vậy nhưng bằng tình yêu nghề, cô tích cực đổi mới, sáng tạo trong từng tiết dạy. Để khuyến khích học sinh tham gia vào giờ học, cô đưa “hoa điểm cộng” dành tặng học sinh, mỗi tuần tích điểm đổi quà. Tổng kết cuối năm học, những học sinh không có phần thưởng của trường, cô mua quà tặng các em, khuyến khích các em nỗ lực học tập.

Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, cô Mai liên tục cập nhật kiến thức mới, tự học trên mạng internet, học thêm từ đồng nghiệp những phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT, nâng chuẩn trình độ đào tạo từ bậc CĐ lên ĐH. Mỗi tiết học, cô soạn những bài giảng powerpoint, lồng ghép thêm video để sinh động, thu hút học sinh. Khi dạy học trực tuyến, căn cứ theo năng lực học sinh, cô Mai thiết kế các tiết học phù hợp.

“Chỉ còn vài ngày nữa là nghỉ hưu, tôi vẫn xin dạy hợp đồng để được tiếp tục đứng lớp. Ngày nào còn sức khỏe, tôi còn muốn đến lớp với học sinh. 30 năm gắn bó với nghề, tôi luôn trân trọng và yêu nghề giáo. Vượt lên khó khăn, hình ảnh học sinh mặc những bộ đồng phục trắng tinh tươm, rạng ngời trong mỗi tiết học với tôi là hình ảnh đẹp nhất…”, cô Mai xúc động.

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)