Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vượt khó trong công tác quy hoạch trường lớp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau gn 20 năm (2003-2022) thc hin Quyết đnh 02 ca UBND TP.HCM v phê duyt quy hoch phát trin mng lưi trưng hc ngành GD-ĐT TP đã đt đưc nhiu tín hiu vui trong công tác phát trin mng lưi trưng lp.


Ch
t lưng giáo dc trên đa bàn thành ph ngày càng nâng cao

Nhng con s biết nói

Năm 2010, huyện Cần Giờ có 2/33 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 2/33 trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất trường lớp nhìn chung xuống cấp, điều kiện phục vụ dạy và học chưa tốt…

Trước thực trạng trên, để nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Ngọc Xuân cho hay, huyện đã xây dựng tăng cường các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch trường lớp theo Nghị quyết 02.

“Hệ thống chính trị huyện đã thống nhất cao về nhận thức, hành động, về sự cần thiết phải đầu tư xây dựng các trường trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện để con em có điều kiện học tập tốt hơn, tạo sự đồng thuận cao trong phụ huynh học sinh”, ông Xuân chia sẻ.

Chính sự mạnh dạn này đã giúp Cần Giờ “tăng tốc, về đích sớm”. Tính đến năm 2022, toàn huyện Cần Giờ có 11 trường mầm non, 16 trường TH, 7 trường THCS, 1 trường THCS-THPT, 3 trường THPT, 1 trường chuyên biệt và 1 trường bồi dưỡng giáo dục. 100% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; 34 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp độ, chiếm 89,47% – vượt xa so với chỉ tiêu 70% được Đại hội Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2016-2020 đề ra. Hiện nay, huyện đã đạt 347 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi – vượt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X.

Vài năm trở lại đây, huyện Bình Chánh là địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, dân nhập cư tăng nhanh. Bình quân tăng hơn 27.000 người/năm, tập trung ở các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân Kiên.

Thực tế trên đã đặt huyện vào “thế khó” trong công tác đầu tư xây dựng trường lớp, làm sao đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của con em trên địa bàn huyện.


TP.HCM đ
t đưc nhiu tín hiu vui trong công tác quy hoch mng lưi trưng hc

Thực hiện Nghị quyết 02/UBND TP, UBND huyện Bình Chánh đã huy động sự vào cuộc tổng lực của các cấp, các ngành. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2003-2021, UBND huyện đã giao chi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện làm chủ đầu tư thực hiện 141 dự án. Đến nay đã hoàn thành và đang thi công 107 dự án.

Cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đặt ra chỉ tiêu: Đến năm 2025, phấn đấu xây dựng 27 công trình trường học với 930 phòng học, đáp ứng yêu cầu học sinh tiểu học, THCS học 2 buổi/ngày.

“Vưt khó”

Quận 8 là địa phương có địa bàn rộng, trải dài. Bậc mầm non có số điểm trường lẻ nhiều, được cải tạo từ nhà dân. Nhu cầu học 2 buổi/ngày, số học sinh học bán trú tăng theo hàng năm, thiếu phòng học, phòng chức năng trong khi cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng kịp.

Điều này đặt ra nhiều thách thức lớn trong việc sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường lớp trên địa bàn quận. Không chỉ thế, cơ sở vật chất, đất đai, tiến độ đầu tư xây dựng ở một số trường còn chậm chưa đáp ứng kịp thời, gây khó khăn trong việc hoàn thành tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Một số trường khó mở rộng quỹ đất để mở rộng đầu tư xây dựng.

Để “vượt khó” thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp trên địa bàn quận, UBND Q.8 đã xây dựng nhiều giải pháp. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo và đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức về việc rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp, huy động cả hệ thống chính trị từ cấp quận đến cơ sở vào cuộc; Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về sự cần thiết của việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, động viên đội ngũ an tâm công tác; Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, xóa dần các điểm trường cải tạo từ nhà dân, đảm bảo đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân; Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, vận động nhân dân tích cực tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng…

Từ các giải pháp trên, đến nay toàn Q.8 đã có 91 trường với 2009 phòng học, 1.862 lớp với 63.304 học sinh, đạt tỷ lệ 292 phòng học/10.000 dân. 100% các trường đang triển khai thực hiện lộ trình mô hình trường học thông minh. Toàn quận có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp đạt 100%.

Từ năm 2003 đến nay, thực hiện Quyết định số 02/UBND TP.HCM, toàn thành phố đã triển khai 1.934 dự án từ nguồn ngân sách với số phòng học là 22.716 phòng; Số dự án được triển khai từ nguồn xã hội hóa là 1.040 dự án với 6.112 phòng học. Tính đến năm 2020, số phòng học đã tăng thêm 2,06 lần so với năm 2003.

Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP.HCM, dự kiến quy mô học sinh thành phố đến năm 2030 sẽ đạt trên 1,75 triệu học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục công lập và gần 324 ngàn học sinh tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn thành phố.


Tính đ
ến năm 2030, TP.HCM ưc cn 26.312 phòng hc

Đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh thành phố căn cứ theo số liệu này, ước tính giai đoạn từ 2020-2030 thành phố cần 26.312 phòng học. Trong đó, nhu cầu nhiều nhất ở bậc tiểu học với 10.686 phòng, kế đó là THCS với 7.192 phòng, Mầm non là 4.224 phòng và THPT là 4.210 phòng. Tập trung chủ yếu ở TP.Thủ Đức (5.366 phòng), Q.12 (3.310 phòng), Q.Bình Tân (2.825 phòng), Huyện Bình Chánh (2.715 phòng), Hóc Môn (2.454 phòng)…

Sở GD-ĐT TP kiến nghị UBND TP.HCM tiếp tục thực hiện lập quy hoạch vùng trong đó có quy hoạch giáo dục, đào tạo giai đoạn 2021-2030; Tiếp tục duy trì chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân; Ưu tiên bố trí vốn ngân sách để đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trường học, tập trung các khu vực có tốc độ tăng dân số cao, địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất.

Kiến nghị UBND TP có cơ chế giải pháp đặc thù, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính, huy động nguồn lực ngoài ngân sách, đầu tư phát triển mạng lưới trường học theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa…

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)