Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vượt khó xây dựng trường chuẩn quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Mi năm TP.HCM tăng thêm khong 20.000-30.000 hc sinh. Áp lc v sĩ s đt ra cho thành ph nhiu thách thc trong vic xây dng trưng chun quc gia.


TP.HCM gp nhiu khó khăn khi xây dng trưng chun quc gia

t khó xây dng trưng đt chun quc gia

Theo thống kê, tính đến năm học 2022-2023, TP.HCM có 357 cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập được công nhận trường chuẩn quốc gia trong tổng số 2.246 cơ sở giáo dục toàn thành phố. Trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc mầm non là 233 trường, tiểu học là 46 trường; THCS có 56 trường; THPT có 22 trường.

Đến thời điểm này Q.3 có 7 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 1 trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Quận này đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có thêm 4 trường chuẩn quốc gia, bao gồm 2 trường tiểu học và 2 trường THCS.

Ông Phạm Đăng Khoa – Trưởng phòng GD-ĐT Q.3 thông tin, để có thể xây dựng được các trường chuẩn quốc gia và đảm bảo 100% chỗ học cho con em trên địa bàn, quận đang nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nội dung giảng dạy chăm sóc trẻ; tuyên truyền để đội ngũ, phụ huynh hiểu và đồng thuận.

Riêng các trường đang phấn đấu xây chuẩn, phòng GD-ĐT đã có kế hoạch giảm sĩ số, tham mưu với UBND quận đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ, xây dựng chương trình giáo dục phù hợp.

“Thêm một trường chuẩn quốc gia được xây dựng đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục toàn quận được nâng cao, tác động lớn đến sự tin tưởng của phụ huynh, là điều kiện để phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất, tạo môi trường tốt nhất cho con em trên địa bàn quận học tập. Thế nhưng, khó khăn nhất khi xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn là diện tích đất/trẻ, hạn chế về sân chơi, bãi tập, phòng học, phòng chức năng… Cạnh đó, khi một trường đạt chuẩn quốc gia thì nhu cầu của phụ huynh học sinh muốn học tập tại trường càng cao. Bài toán đặt ra cho địa phương, nhà trường là càng phải nỗ lực hơn để duy trì chất lượng và tuyên truyền làm sao để phụ huynh hiểu, đồng thuận” – ông Khoa nói.


S GD-ĐT TP.HCM kiến ngh có tiêu chun din tích đt phù hp vi đc thù TP.HCM

Tại Q.Bình Tân, giai đoạn 2020-2025, Trường THCS Tân Tạo được chọn để xây chuẩn quốc gia. Mặc dù đảm bảo về cơ sở vật chất song với sĩ số gần 1.500 học sinh/ 35 phòng học đang là rào cản để trường xây chuẩn.

Ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân chia sẻ, hiện quận đã xây dựng được 10 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 9 trường mầm non và 1 trường tiểu học. Giai đoạn 2020-2025, quận đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng 3 trường mầm non và 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Tính đến nay, chỉ tiêu 3 trường mầm non đã hoàn thành, chỉ còn 1 trường THCS đang tiếp tục được phấn đấu.

Ông cho biết, để xây chuẩn quốc gia, quận đặt lộ trình để giảm sĩ số, song song đó là đạt kiểm định chất lượng giáo dục về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, giảng dạy ở từng cơ sở.

“Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia đã tác động mạnh đến chất lượng giáo dục trên địa bàn quận, tạo ra điểm nhấn của từng đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm lo cho con em, càng tạo thêm sự tin tưởng của phụ huynh” – ông Tuyên nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân nhìn nhận, để một trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia đã khó nhưng duy trì chuẩn đó qua từng năm thì càng khó hơn. Trường đạt chuẩn quốc gia phải khống chế về sĩ số học sinh, kéo theo đó là nguồn thu của trường sẽ giảm nhưng lại đặt ra nhiều yêu cầu cao về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy… Điều này đòi hỏi thủ trưởng mỗi đơn vị phải có sự tính toán, co kéo sử dụng nguồn thu một cách hợp lý để vừa chăm lo đội ngũ nhưng vừa đầu tư cơ sở vật chất. Muốn vậy phải có sự đồng lòng, chung tay của đội ngũ, phụ huynh học sinh.

Quy đnh chun vưt cao so vi TP.HCM

Ông Võ Thiện Cang – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM chia sẻ, áp lực về sĩ số học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trường lớp là rào cản lớn của TP.HCM khi xây dựng trường chuẩn quốc gia. Có trường đạt điều kiện về số lớp học, cơ sở vật chất thì lại bị quá tải về sĩ số học sinh; Có trường sĩ số lớp chỉ vượt khoảng 2-3 học sinh/lớp cũng không thể được xếp chuẩn quốc gia; Trường đạt điều kiện về sĩ số học sinh/lớp lại gặp khó ở tiêu chí về số lớp học…

Theo quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, định mức diện tích đất bình quân/học sinh ở các cấp học là: mầm non từ 10-12m2/học sinh; tiểu học, THCS từ 8-10m2/học sinh; THPT 10m2/học sinh.

Chỉ tiêu trên được quy định để xem xét điều kiện đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, xét đạt tiêu chí trường chuẩn các cấp độ đối với các công trình trường học hiện hữu và là cơ sở để tính phương án quy mô đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng mới trường lớp…

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, định mức trên là khá cao so với đặc thù của TP.HCM, đã tạo không ít khó khăn trong công tác xây dựng đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp và tăng số lượng phòng học ở tất cả các cấp học hiện nay trên địa bàn thành phố. Nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố hiện có nhiều trường tiểu học có quy mô sĩ số trên 45 học sinh/lớp đã hạn chế phần nào công tác quản lý, chất lượng giảng dạy. Điều kiện về sân chơi, bãi tập đều bị co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học…, là những khó khăn khi thành phố xây dựng trường chuẩn quốc gia…

“Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM kiến nghị bộ ngành, Chính phủ sửa đổi từ diện tích tối thiểu thành diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ giáo dục và đào tạo tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời thành phố có cơ chế giải pháp đặc thù, ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa…” – ông Nguyễn Văn Hiếu kiến nghị.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)