Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vượt khói lửa, mang chữ sang bờ Nam vỹ tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 5-1972, tnh Qung Tr đưc gii phóng, di đt đôi b v tuyến 17 on mình gánh hàng ngàn tn bom đn sau ngày quê hương im tiếng súng rt nhng h bom, mnh đn, làng quê tiêu điu, xác xơ. Hưng ng li kêu gi ca Đng và cách mng min Nam, 600  giáo viên thuc 17 tnh, thành phía Bc đã tình nguyn vào Qung Tr, chung tay cùng đng nghip và bà con nơi đây dng lán, dy hc…

Đoàn cu giáo chc đi B thăm Nhà lưu nim c Tng Bí thư Lê Dun

Hơn 45 năm trôi qua, những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục đi B vào Quảng Trị ngày ấy người còn, người mất nhưng kí ức về những ngày gieo mầm chữ trên miệng hố bom vẫn vừa như mới hôm qua!

c dng lán dy hc

Kí ức của thầy giáo Ngô Đức Quyền dừng lại ở những năm tháng sau chiến tranh, trên vùng đồi cát Trung Giang (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Quê ở xã Phong Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Năm 1973, tròn 23 tuổi, thầy Quyền viết đơn tình nguyện ba sẵn sàng, lên đường đi B vào chiến trường Quảng Trị. Chuyến xe đưa đoàn giáo viên đi B vào thị xã Đông Hà, từ đó mỗi giáo viên nhận nhiệm vụ về một vùng khó. Thầy Quyền theo chân giao liên về Trung Giang. Mảnh đất Trung Giang ngày đó là điểm cuối của hàng rào điện tử Macnamara, phía Nam sông Bến Hải, đối diện bên kia sông là bến đò B – nơi từng được mệnh danh là cửa tử, luôn bị bom Mỹ dội dập trong những năm tháng chiến tranh. Từng bước chân đi qua đồi cát Trung Giang lúc đó đều phải theo lối mòn của giao liên, chệch một tấc là đối mặt với đạn bom vùi trong đất chực chờ phát nổ. Ngày đó dân di tản vừa bắt đầu trở về nên những mái nhà thưa thớt, khá tạm bợ. Tiếng bom nổ vẫn đì đùng đâu đó và thi thoảng có người nằm xuống.

“Năm 1973 tôi về Trung Giang, được ở một nhà dân. Điểm trường xã lúc đó cũng đã có hai đồng nghiệp đi B vào năm trước. Vậy là cùng với bà con, anh em chung tay dựng lán để dạy học. Tranh tre nứa lá lúc đó chủ yếu được bà con Thanh Hóa viện trợ vào. Làm việc cật lực, cuối cùng 5 phòng học cũng được dựng lên trên đồi cát thôn Cang Gián. Việc dạy học của tôi ở đó được bắt đầu bằng những lần đi vận động bà con cho con em đến trường. Ngày dạy chữ cho con em trong độ tuổi đến trường, đêm thì đi các thôn khác để dạy xóa mù. Ánh sáng lớp học chỉ là ngọn đèn dầu leo lét nhưng tinh thần học cho sáng con chữ phép tính thì rất cao. Đó cũng là động lực để người đứng lớp như tôi bám lại với trường lớp với muôn vàn khó khăn lúc ấy”, thầy Quyền bộc bạch.

Thầy giáo Đinh Bảo Hưng – một trong những giáo viên tình nguyện về với vùng núi Đakrông những năm tháng đó – kể rằng, vùng đất chiến khu Ba Lòng ngày thầy đặt chân đến chỉ rặt hố bom và cây rừng. Một cuộc sống khó khăn ngay trong cả hình dung thầy cũng chưa từng tưởng tượng ra. Rồi mọi thứ dần trở nên quen thuộc khi thầy cùng ăn, cùng ở, cùng làm và dạy học ở đây. “Hôm mới đến cũng hơi chùng lòng trước điệp trùng núi rừng và gian khổ. Nhưng bà con rất thật và chung tay cùng anh em giáo viên chặt tre, nứa rừng dựng lán để con em học chữ. Củ sắn, mớ rau rừng họ hái được trên nương cũng đem đến chia sẻ với mình… Xúc động nhất là kì nghỉ hè, thầy vác ba lô lên vai là trò khóc, cứ sợ thầy không trở lại. Chỉ nghĩ đến đó thôi, dù cuộc sống khó khăn vẫn mong trở lại thật nhanh với các em và bản làng”, thầy Hưng nói.

Tr li Qung Tr, các cu giáo chc đi thăm Đa đo Vnh Mc – b bc sông Bến Hi nơi chiến tranh din ra khc lit nht

Đoàn giáo viên đi B vào chiến trường Quảng Trị những năm ấy, có rất nhiều nhà giáo nữ. Cô Nguyễn Thị Yên, nguyên giáo viên từng nhận nhiệm vụ dạy học ở xã Triệu Thuận (huyện Triệu Phong) – Trưởng ban Liên lạc Hội Cựu giáo chức đi B Quảng Trị rưng rưng kể: “Ngày rời Hà Nội đến Quảng Trị, ngoài nhiệt huyết thanh xuân, những người trẻ như chúng tôi không thể nào hình dung được những khó khăn mà mảnh đất bên bờ vỹ tuyến này phải gánh chịu. Hai từ khốc liệt không thể diễn tả hết tình cảnh lúc bấy giờ. Nhận nhiệm vụ ở Triệu Thuận hôm trước thì hôm sau tôi cùng đồng nghiệp và chính quyền địa phương bắt tay ngay vào xây dựng trường lớp. Những lớp học dựng tạm toàn bằng tre, nứa, lá và những thanh ray cũ kỹ làm bàn học. Đi vận động học sinh tới trường, vận động bà con tham gia lớp xóa mù”. Hơn 45 năm sau, cô Yên vẫn nhớ như in cảm giác của những đêm cầm con cúi rơm nhóm lửa, băng qua những cánh đồng vắng, một mình đi dạy xóa mù. Địa bàn xã trải dài đến tận 10 thôn. Mỗi tối, con cúi rơm trên tay, cô băng qua những cánh đồng hoang tìm đến các thôn để cùng trưởng thôn họp triển khai, vận động bà con đến lớp. Một số lớp học xóa mù được hình thành ngay sau đó đồng nghĩa với việc cô phải tăng gấp đôi thời gian đứng lớp, cả đêm lẫn ngày. Mến chất giọng ấm áp của cô, lớp học ngày một đông hơn, những ngư dân chài lưới không còn ngăn cản con em đến lớp mà ngay cả bản thân họ cũng tình nguyện đi học xóa mù.

Cô Yên bảo, trong cuộc đời đi dạy học của mình, không gì vất vả và cũng không gì hạnh phúc bằng 5 năm ở Triệu Thuận. Ở đó, lần đầu tiên, một thanh nữ đất Hà thành lại xắn quần lội bùn để cùng bà con đi cấy lúa. Sợ đến tái xanh mặt khi bị đĩa quấn vào chân nhưng rất ấm lòng những lúc trái mùa cảm nắng được học sinh, bà con săn sóc. “Những tiếng tập đọc ê a vang lên, những mái đầu cúi sát ánh đèn dầu trong lớp học tre nứa ngày đó là niềm động viên để chúng tôi có thêm động lực ở lại”, cô Yên bộc bạch.

Rưng rưng ngày v

Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1978, những chiến sĩ đi B ấy lần lượt trở về quê hương tiếp tục sự nghiệp dạy học. Nhưng trong lòng họ, khoảng thời gian 5 năm ở Quảng Trị luôn là kí ức đẹp. “Sự cống hiến và hy sinh của các thế hệ giáo viên đi B vào miền đất lửa Quảng Trị ngày  ấy đã góp phần viết nên bản anh hùng ca cho sự nghiệp giáo dục cách mạng của Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung”, TS. Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị nói.

Ngày trở lại, những chiến sĩ gieo chữ năm xưa giờ tóc đã ngả màu tiêu muối, mỗi người một hoàn cảnh nhưng có chung niềm xúc động rưng rưng. Họ ôm chầm lấy nhau, tìm về tận từng nhà dân, ôn lại từng kỉ niệm của mấy mươi năm về trước – nơi họ đến để cống hiến bằng cả thanh xuân tươi trẻ của đời người. “Không thể kể hết những khó khăn ngày ấy. Hạnh phúc của chúng tôi là được trở lại để chứng kiến giáo dục ở bên bờ vỹ tuyến đổi thay, gặp lại những học trò ngày ấy thành đạt”, thầy Ngô Đức Quyền nói. “Điều quý nhất ở mảnh đất này là tình người. Hơn 45 năm trở lại, bà con vẫn đón tôi nồng hậu như người thân đi xa trở về, xúc động lắm”, thầy Đinh Bảo Hưng nói thêm.

TS. Lê Th Hương thông tin, t năm 1972, hàng ngàn cán b, GV, SV thuc 17 tnh min Bc đã tình nguyn xung phong “gùi” ch vào chiến trưng min Nam đ dy cho con em và xóa mù gia bn b mưa bom, bão đn. Riêng Qung Tr đón 600 giáo viên, cùng vi các giáo viên ti đa phương đ phát trin s nghip giáo dc…

Chia sẻ cảm xúc ngày trở lại, cô Nguyễn Thị Yên rưng rưng, hơn 50 cán bộ giáo viên đi B trở lại với Quảng Trị mùa hè 2018 này dù còn ít so với những người vào chiến trường thời ấy, nhưng đây đã là một sự nỗ lực của bản thân mỗi đồng đội và cả sự quan tâm của ngành giáo dục Quảng Trị. “Ngày đó vào chiến trường, chúng tôi mang nhiệt huyết thanh xuân. Có những đồng đội đã nằm lại nơi này, có đồng chí bị thương vì bom đạn, cũng có những đồng chí bị chất độc da cam ra đi sớm để lại những đứa con không có khả năng làm người bình thường. Nhiều đồng chí khác trở về không có mái ấm trọn vẹn và cả những đồng đội không có mái ấm cho riêng mình… Nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy tiếc nuối về quãng thời gian vượt sông Bến Hải, gùi chữ vào chiến trường ngày đó. Nghề giáo, không gì hạnh phúc bằng được nhìn thấy học trò của mình trưởng thành. Trong số ấy, nhiều học trò lại tiếp nối trở thành những thầy cô giáo để tiếp tục ươm lên mầm chữ”, cô Yên bộc bạch.

Phan Vĩnh Yên

  

 

Bình luận (0)