Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vượt núi tìm con chữ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khi tiếng trng gi mùa tu trưng rn vang di vào vách núi ri vng đến các bn làng, t khp mi no đưng ca xã Pa Nang (huyn Đakrông, tnh Qung Tr) nhng đa tr đen nhm hi h đến trưng. các bn làng xa trưng hc, đưng sá đi li khó khăn, nhiu bc ph huynh ngh hn mt ngày lao đng đ đưa con xung núi. Mt “mùa gieo ch” bt đu!

Ông H Văn Lơng đưa con xung núi tìm ch

“Gieo ch” trên núi

Thôn Bù nơi cha con anh Hồ Văng Lơng sống cách điểm trường PTDT Bán trú THCS Pa Nang (xã Pa Nang) tầm 10 cây số đường rừng. Hồ Thị Nhung – con gái anh vừa lên lớp 6 còn lạ lẫm với trường lớp, lừng khừng trước khu bán trú mà 4 năm tiếp theo em sẽ gắn bó. Để giúp con làm quen môi trường mới, anh Lơng cùng con xếp sách vở ngay ngắn từ chiếc bao tải đựng gạo ra đầu giường. Đâu vào đấy, anh cẩn thận dặn dò con ở lại khu nội trú ráng học để kiếm con chữ. Anh Lơng bảo: “Nhung là con thứ 3, con hay ốm yếu nên đưa con đến đây mình hơi lo lắng. Mong con sớm làm quen với bạn, với trường để theo học cái chữ để mai này kiếm lấy cái nghề mà sống. Đời mình khổ rồi, chỉ ước con được học hành, có tương lai sáng hơn”.

Cùng phòng Nhung còn có nhiều bạn khác đến từ các bản làng xa. Em Hồ Thị Chiêu, HS lớp 8 đến từ thôn Trầm, cũng cách điểm trường này ngót chục cây số. Do đã quen nên sau khi đưa tới trường, cậu của Chiêu liền quay về để kịp lên rẫy, một mình Chiêu bắt đầu dọn dẹp đồ đạc, gặp thầy giáo nhận chiếu để trải giường. Chiêu nói: “Đây là năm thứ 3 em học ở trường rồi. Nhà xa, bố mẹ bận lên rẫy nên có khi mấy tháng mới về một lần. Em cũng nhớ nhà lắm nhưng được đi học vui hơn. Đi học biết chữ rồi về có thể đọc sách cho bố mẹ, các em và bà con trong xóm nghe, ai cũng vui. Em ước mơ sau này mình trở thành cô giáo, về lại bản để dạy chữ cho các bạn nhỏ”.

Thầy Lê Thanh Tùng – Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Pa Nang cho biết, năm học mới này toàn trường có 381 HS chia làm 11 lớp. Theo quy định, mỗi tháng một HS được hỗ trợ 596 ngàn đồng tiền ăn. Đời sống kinh tế của bà con vùng rẻo cao này còn nghèo nên ngoài số tiền được Nhà nước cấp ra, hầu như ít phụ huynh nào đóng góp thêm. Khẩu phần ăn của các em vì thế còn thiếu thốn. Thầy Tùng bấm đốt ngón tay: “Mỗi ngày một HS chi tiêu ăn uống trong vòng 15 ngàn đồng. Trong đó hai bữa chính mỗi bữa 6 ngàn đồng, bữa sáng mỗi em chỉ có thể ăn 3 ngàn đồng. Số tiền ấy đủ mua 1 gói mì tôm hoặc một ổ bánh mì nhỏ”. Giọng thầy chùng xuống, như bất chợt gặp cái lạnh vùng cao.

Chuyện ăn là vậy, còn chuyện ở cũng gặp khó. Ngoài khu nhà ăn vừa được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng, thì khu nội trú của HS nam là dãy nhà của một đơn vị quân đội tặng lại sau khi họ về đơn vị mới. Năm 2014, Hội LHTN tỉnh đã tặng nhà trường một khu nội trú gồm 2 phòng tổng kinh phí 250 triệu đồng. Tuy nhiên, do lượng HS đông nên tính ra phòng rộng 40 mét vuông thì có tới 40 HS, mỗi em 1 mét vuông sinh hoạt, ngủ nghỉ và học bài. Thầy Tùng nói, hiện nhà trường chỉ đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 150 HS. Với hơn 200 HS có nhu cầu ở nội trú thì số còn lại đành phải đi về mỗi ngày. 

Mong cho các em mt b phóng

Dù còn đối mặt với nhiều khó khăn Ban giám hiệu cũng phải mượn tạm phòng học để làm việc. Nhưng các thầy cô giáo nơi đây luôn tận tình vì học trò. Việc vận động con em đến trường là việc làm thường xuyên. Nghe tin một học trò vắng, Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm liền tìm cách phối hợp với đoàn thể địa phương để tìm hiểu. Với trường hợp quá khó khăn thì nhà trường tìm cách vận động mạnh thường quân và chung tay đỡ đầu.

Ở vùng cao này, không phải phụ huynh nào cũng quan tâm đến việc học của con cái. Việc sắm sửa đầu năm cũng gặp khó khăn khi đời sống họ còn thiếu đủ bề. Nhiều học trò đến ngày khai giảng vẫn mang áo quần cũ. Để giúp HS có áo mới đến trường, nhà trường dành khoản tiền ăn trong 2 tuần học trò nghỉ Tết để sang năm học mới may cho các em bộ áo quần đồng phục mới. HS vui, thầy cô giáo cũng ấm lòng. Dõi theo các em nô đùa trong trang phục áo quần mới, thầy Tùng bộc bạch: “Tuy ở đây còn nhiều khó khăn nhưng tôi luôn dặn các em đến trường xem bạn là anh em, xem nhà bán trú là nhà của mình để cố gắng học tập và rèn luyện”.

Thầy Tùng chia sẻ: “Theo đuổi nghề giáo, đem con chữ đến với miền núi cao này, chúng tôi chỉ mong cho các em một điểm tựa, truyền cho các em kiến thức để làm bệ phóng mai này theo đuổi giấc mơ giảng đường đại học hay ít nhất cũng là một công việc ổn định”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)