Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Vượt qua “khủng hoảng” khi con du học

Tạp Chí Giáo Dục

“Cho con du hc, không ch con cn chun b v tâm lý, văn hóa bn đa mà ngay c cha m cũng cn phi hc v tâm lý, hc v văn hóa đ không rơi vào trng thái “trng rng” khi con xa nhà”.

ThS. tâm lý giáo dc Trn Đình Dũng trao đi vi ph huynh và hc sinh ti chương trình

Đó là lời khuyên được ThS. tâm lý giáo dục Trần Đình Dũng (Trung tâm Tư vấn tâm lý giáo dục Quà của bố) đưa ra trong buổi trò chuyện cùng các bậc phụ huynh về chủ đề “180 ngày trước và sau khi con đi du học” do Trang tin điện tử Phụ nữ hiện đại vừa tổ chức tại TP.HCM. Ông Dũng cho biết tính đến thời điểm hiện tại, theo một thống kê chưa đầy đủ, có tới 37% phụ huynh bị trầm cảm sau khi con du học; 6,25% số vụ ly hôn và 72% xung đột gia đình sau khi con đi. “Vậy, các bậc cha mẹ cần phải chuẩn bị những gì trước và sau khi con du học. Khoảng thời gian 180 ngày trước và sau khi con đi là đủ một năm. Tức là trước khi con đi 6 tháng, phụ huynh đã cần phải chuẩn bị và sau khi con đi 6 tháng để trải nghiệm, thử thách”, ông Dũng phân tích.

Để vượt qua “khủng hoảng” khi con du học, theo ông Dũng, cha mẹ cần phải học cách kiểm soát bản thân, học cách giao tiếp tích cực với nhau trước và sau khi con đi, lên kế hoạch và quản lý được thời gian hiệu quả, xác định rõ ranh giới về sự hỗ trợ và đồng thuận cùng với con. “Tức là trước và sau khi con đi, phụ huynh nên ngồi lại với nhau nhiều hơn để lắng nghe và chia sẻ những khúc mắc từ hai phía cũng như từ phía con. Phụ huynh cần phải hiểu khi nào nên cần buông tay cho con bay cao, để tự con hoạch định tương lai của mình”, ông Dũng nói.

ThS. tâm lý giáo dc Trn Đình Dũng là tác gi cun sách Quà ca b – mt trong nhng cun sách v gia đình hin đang đưc ưa chung nht vi 50.000 bn sách đã đưc xut bn.

Không chỉ học về mặt tâm lý, ông Dũng cho rằng cha mẹ còn phải học cả về văn hóa nói chuyện, văn hóa bản địa để có thể dễ dàng giao tiếp với con. “Đôi khi con ít nói chuyện với cha mẹ là con đang rất ổn. Còn con đã ôm điện thoại nói chuyện với cha mẹ say sưa suốt 2-3 giờ đồng hồ tức là con đang gặp vấn đề về hòa nhập. Và do sự chênh lệch về múi giờ nên không phải lúc nào cha mẹ muốn nói chuyện với con cũng được. Dù không phải là cân nhắc nhưng cha mẹ cũng nên chú ý vấn đề này. Bởi khi con du học là đã có thế giới của riêng mình. Cha mẹ hãy luôn nói chuyện một cách vui vẻ, kể những câu chuyện ý nghĩa về gia đình một cách nhẹ nhàng với con để tạo ra sự thoải mái cho chính con”, ông Dũng nhắn nhủ.

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh rằng cần phải trang bị những gì cho con trước khi du học? Theo ông Dũng, ngoài ngôn ngữ, điều quan trọng mà cha mẹ cần trang bị cho con là tính kỷ luật, cách hòa nhập ở môi trường mới.

Tại chương trình, một phụ huynh đã kể câu chuyện mà con anh đang gặp phải trong quá trình du học tại Mỹ rằng: “Con tôi du học tại Mỹ ở tuổi cuối cấp 3. Sau 2 tuần qua Mỹ, về ngôn ngữ thì cháu không có vấn đề gì, nhưng về văn hóa giao tiếp lại gặp vấn đề ở  homestay (nhà ở cùng người dân mà du học sinh thường lựa chọn) khi cháu không hòa hợp được với một vài thành viên trong gia đình. Với câu chuyện này, ông Dũng cho biết chỗ ở cũng là một trong những vấn đề mà cha mẹ và con cái cần bàn bạc kỹ lưỡng trước khi du học. “Có thể tìm hiểu qua người nhà, qua những người đã du học trước đó hoặc trên các diễn đàn về du học để tìm hiểu những khu vực ở dễ dàng hòa nhập, thích ứng và tạo điều kiện tốt nhất cho du học sinh”, ông Dũng nhắn gửi.

L.Quang

Bình luận (0)