Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vượt qua nỗi ám ảnh sau ly hôn!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau ly hôn mi ngưi s tìm cho mình nhng ngã r khác nhau, có ngưi s viên mãn vi cuc sng hôn nhân mi, h sn sàng m lòng, m con tim đ đến vi tình yêu mi. Song, có ngưi li coi đó là ln cui cùng ca hôn nhân, h khóa cht con tim sau đ v hôn nhân cho dù tui đi còn khá tr.


Sau ly hôn, nhiu ngưi phi tri qua ni ám nh tâm lý dai dng, ch nhng ngưi bn lĩnh mi có th vưt qua

Đối với họ, trải qua cuộc hôn nhân như thế là một thảm họa cuộc đời dẫn đến việc họ luôn ám ảnh…

Khi hôn nhân là “đa ngc”

Chị Hoàng Anh (33 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: “Cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi đã chấm dứt và có lẽ sẽ là cuộc hôn nhân cuối cùng. Vợ chồng sống với nhau gần 10 năm nhưng 5 năm qua chính là thời gian đen tối nhất mà tôi phải trải qua, đó chính là những ngày tháng tôi luôn bị bạo hành về tinh thần cũng như thể xác. Chúng tôi đến được với nhau là nhờ người quen mai mối nên cũng không có nhiều thời gian để tìm hiểu về nhau. Tôi biết anh là con nhà gia giáo, có công việc ổn định, còn tôi là giáo viên của một trường ở thành phố, cả hai gia đình gần nhà nhau… như vậy coi như đã “môn đăng hộ đối” rồi. Tuy nhiên, sau khi cưới nhau được 3 năm thì anh bị điều chuyển công việc do vi phạm kỷ luật công ty. Từ chỗ có thu nhập tốt nay bị chuyển đến công việc trái với chuyên môn, lương cũng chỉ đủ tiêu xài cá nhân một cách dè xẻn. Vì vậy, anh bắt đầu chán nản, bỏ bê công việc, thường xuyên đàn đúm, bù khú rượu chè mà đặc biệt là mỗi lần có tí men rượu thì anh lại tìm cách trút hết những điều ấm ức, bực dọc lên đầu vợ con. Thay bằng những lần chia sẻ, động viên như trước đây thì anh thường xuyên chửi bới họ hàng bên ngoại, đập phá đồ đạc và đánh đập vợ con. Cả hai bên nội ngoại nhiều lần động viên, thuyết phục nhưng chứng nào tật nấy, thói gia trưởng, ghen tuông của anh bây giờ đã hiện nguyên hình. Rất nhiều lần tôi chấp nhận, hy sinh vì con, vì gia đình nhưng những trận đòn đến với tôi cứ ngày một nhiều hơn. Cho đến một ngày anh đến ngay trường tôi đang công tác để vu oan, bêu xấu tôi trước mặt đồng nghiệp, thậm chí anh còn cho rằng tôi có tình ý với đồng nghiệp. Không chịu được, như giọt nước tràn ly, tôi đã quyết định đơn phương ly hôn và được tòa chấp nhận”.

S mù quáng, bt lc, thiếu k năng!

Phần lớn những vụ ly hôn, nhất là các vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo hành thể xác và tinh thần của chồng đối với vợ xảy ra khá phức tạp. Sự thiếu hiểu biết về hôn nhân và gia đình của nam giới là nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo hành. Thực tế, trước hôn nhân không ít cặp yêu đương mà không chịu tìm hiểu kỹ về nhau, không hiểu tính cách, không hiểu được những đặc điểm tâm sinh lý của nhau mà chính sự lựa chọn mang tính thực dụng, cảm tính đã để lại những hệ lụy khó lường. Một số đàn ông sẵn tính bảo thủ, gia trưởng, độc đoán lại thêm tính ghen tuông thậm chí tới mức bệnh hoạn và luôn luôn nghi kỵ bạn đời rồi dẫn đến thượng cẳng chân hạ cẳng tay khiến cuộc sống hôn nhân luôn ngột ngạt, căng thẳng. Cũng có một số người do thất nghiệp, do không có thu nhập trang trải cùng với sự lười biếng nên cũng dẫn đến nảy sinh thói hư tật xấu, nhất là lạm dụng rượu chè và đánh đập vợ con”. Hiện nay không ít đàn ông thiếu những kỹ năng, nhất là kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý và kiềm chế cảm xúc bản thân. Vì vậy, mỗi khi thất bại họ thường bộc lộ xung năng và dẫn đến những hành vi bạo hành lên các thành viên trong gia đình.

Vic la chn đi bưc na tùy thuc vào tâm nim ca mi ngưi, nhưng c ám nh mãi vi nhng dư âm hu ly hôn s là thm ha nht là đi vi ngưi ph n, không bao gi mang li nhng giá tr sng tích cc cho mi ngưi. Hãy vì tương lai ca nhng đa tr mà cha m cn phi có nhng quyết đnh phù hp. Nếu không cùng nhau đi sut cuc đi thì cũng gieo cho đa tr nhng điu tt đp v hình nh cha m ca chúng.

Những vết thương lòng! Cũng chính từ các nguyên nhân này mà một số nhà tâm lý chỉ ra những hệ lụy của người phụ nữ bị ám ảnh sau ly hôn, đó là họ mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào những điều tốt đẹp, tích cực trong tương lai và nhất là họ mất niềm tin vào hôn nhân. Không ít phụ nữ không dám đi bước nữa, họ cho rằng liệu cuộc hôn nhân sắp tới có lặp lại vết xe đổ lần nữa hay không? Cũng có người sau những ám ảnh đó họ luôn căm ghét đàn ông và trong cách giáo dục con cái cũng vậy họ luôn tìm cách nhồi nhét cho con những điều xấu nhất về bố của nó hoặc răn dạy con cái luôn phải cảnh giác với cánh đàn ông và không được tin vào điều gì ở họ…

Lựa chọn giải pháp! Có thể nhận thấy ám ảnh sau hôn nhân sẽ rất nguy hại trong cuộc sống. Để có cuộc sống hôn nhân bền vững, mỗi người hãy chú ý vài lưu ý: Trước hôn nhân mỗi người cần lựa chọn, cân nhắc để mỗi người hiểu về nhau hơn, khi hiểu về nhau rồi thì cần phải xem sự hòa hợp giữa hai người đến đâu. Nếu trái về tính cách thì cũng là rào cản lớn và phải khắc phục điểm này ra sao? Khi cả hai cùng chung về một mái nhà thì nhất định họ phải “tâm đầu ý hợp” để tránh chuyện giá như trước đây… Để không nảy sinh những xung đột, nghi ngờ thì cả hai cần phải thống nhất quan điểm sống ngay từ đầu, công ra công mà tư ra tư mới có thể khắc phục được những nảy sinh nghi ngờ hay ghen tuông mù quáng. Cần phải đề ra nguyên tắc mềm: Đó là hãy tôn trọng, bình đẳng trong cuộc sống. Tôn trọng thể hiện ở việc mỗi người không xâm phạm đến những quyền riêng tư của nhau, không can thiệp đến công việc của nhau mà phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, hãy luôn bình đẳng trong cuộc sống. Thời đại ngày nay không cho phép đàn ông lạm quyền mà vợ chồng cùng nhau chia sẻ yêu thương. Bên cạnh đó, ứng xử nhân văn cũng chính là mẫu số chung của gia đình hiện đại, mọi khó khăn vướng mắc, mọi xung đột có thể được giải quyết nếu như mỗi người trên cơ sở hiểu biết pháp luật, giàu lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng. Ai cũng có điểm tốt, điểm yếu nhưng vợ chồng biết cảm thông thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

TS. Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý hc)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)