Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Vượt qua trở ngại tâm lý để hướng tới thành công

Tạp Chí Giáo Dục

Vic đu tiên mà hc sinh lp 9 cn thc hin trưc k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp là phi xây dng mt kế hoch hc tp có mc tiêu rõ ràng. Vic này s giúp các em cân đi đưc thi gian, tránh hc cùng lúc quá nhiu môn dn đến tình trng căng thng, lo lng.


Chuyên viên tâm lý Nguyn Thành Gia

Đó là chia sẻ của chuyên viên tâm lý Nguyễn Thành Gia dành cho những học sinh sắp bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM năm 2024.

Nhng biu hin ca áp lc

Theo chuyên viên tâm lý Nguyễn Thành Gia, trong tâm lý học phát triển, trẻ ở độ tuổi học sinh thường được gọi là “độ tuổi trong giai đoạn nổi loạn và bất trị”. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn nên có nhiều sự thay đổi về sinh lý lẫn tâm lý. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối cấp THCS chuẩn bị bước sang cấp THPT, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các em phải định hướng ngành nghề trước khi vào lớp 10 nên gặp căng thẳng, áp lực là điều đương nhiên. Những áp lực, lo lắng trong giai đoạn này chủ yếu đến từ áp lực học đường như kết quả học tập, lựa chọn nghề nghiệp, lo lắng về tương lai và đặc biệt là thi cử.

Lo âu hay lo lắng là một dạng trạng thái cảm xúc của cá nhân khi bị căng thẳng, khó chịu, xuất phát từ sự không thoải mái. Lo âu thường không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng lo âu cũng có thể xảy ra khi có một tình huống xúc cảm hoặc hoàn cảnh đặc biệt xảy ra. Đối với lứa tuổi học sinh THCS, sự lo âu có thể xuất hiện do căng thẳng khi học tập tại trường hoặc do yếu tố gia đình gây nên. Khi lo âu xuất hiện, có một vài triệu chứng cơ thể dễ nhận biết như co thắt lồng ngực, cảm giác nguy hiểm, đánh trống ngực, thỉnh thoảng chóng mặt, buồn nôn, nhìn như có sương mù… Các biểu hiện của hệ thần kinh thực vật xanh xám, run chân tay, tim đập loạn nhịp.

Khi học sinh THCS chuẩn bị thi cuối cấp và chuyển cấp sẽ rất dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng (chúng ta thường gọi là áp lực thi cử). Trong đó, một số biểu hiện đặc trưng có thể nhận thấy như: học sinh hay cảm thấy bồn chồn, tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều, dễ nổi nóng với mọi người xung quanh. Trong một số tình huống, học sinh còn có thể có những biểu hiện về mặt sinh học như đổ mồ hôi tay, chân run, tim đập nhanh thậm chí là khó thở. Dấu hiệu này cũng dễ nhận thấy khi các em chuẩn bị bước vào phòng thi.


Chuyên viên tâm lý Nguyn Thành Gia trong mt chương trình tư vn cho hc sinh THCS ti TP.HCM

Do áp lực thi cử nên học sinh thường “học trước quên sau” – gắn liền với quá trình ghi nhớ của một người. Bởi ghi nhớ là một quá trình phức tạp, trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi nhiều bộ phận của não bộ và tâm trí. Có nhiều loại trí nhớ, trong đó trí nhớ dùng để học tập thường là trí nhớ có chủ đích, tức việc chúng ta sử dụng ý thức bằng việc lặp đi lặp lại, nghe hoặc mô tả các chi tiết có liên quan từ một chuỗi thông tin, sự kiện nào đó để học tập. Mà khi gặp phải lo âu hay căng thẳng, khả năng ghi nhớ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc “học trước quên sau”.

Mt s gii pháp khc phc

Trong trường hợp đã rơi vào tình trạng căng thẳng hay áp lực, có một số lưu ý mà học sinh nên áp dụng. Thứ nhất, ăn uống đủ chất. Việc có bữa ăn đủ dinh dưỡng và chất lượng ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tinh thần và nguồn năng lượng cho mỗi người. Vì vậy, việc cung cấp các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và vitamin thiết yếu là việc hết sức cần thiết. Thứ hai, có một giấc ngủ chất lượng. Dù vẫn còn nhiều tranh cải trong việc ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh hay không, nhưng hầu hết các nghiên cứu cũng đã phần nào chứng minh vai trò của giấc ngủ đối với kết quả học tập, trí nhớ học tập của học sinh. Theo đó, việc ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng vào buổi tối và có 15 đến 30 phút ngủ vào buổi trưa sẽ giúp điều hòa trạng thái tinh thần và giúp tăng cường trí nhớ. Thứ ba, hoạt động thể chất, tập thể dục cho bộ não. Một trong những mối liên hệ chặt chẽ giúp cơ thể có một tinh thần khỏe mạnh là hoạt động thể chất hằng ngày. Khi đó, học sinh sẽ có một trạng thái tinh thần khỏe mạnh, từ đây việc ghi nhớ và học tập cũng sẽ tốt hơn. Thứ tư, thực hành chánh niệm. Chánh niệm ở học sinh có thể được hiểu đơn giản là hoạt động tập trung vào hơi thở, vào giây phút hiện tại, tạm dừng suy nghĩ về học tập hay mọi thứ xung quanh trong một thời gian ngắn. Đây là một hoạt động giúp giảm tình trạng căng thẳng tức thì và dễ thực hiện. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chứng minh việc học tập ở nhóm thực hành chánh niệm có hiệu quả cao hơn so với các nhóm còn lại.

Ngoài những biện pháp đã được các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra giúp tăng cường trí nhớ và giúp kết quả học tập tốt hơn, còn một số giải pháp đơn giản khác cũng có thể được thực hiện như đọc sách, chơi một vài trò chơi trí tuệ giải trí nhưng không được quá lạm dụng.

Cn s đng hành ca ph huynh

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng việc tạo ra môi trường gia đình lành mạnh. Sự lành mạnh của gia đình được hiểu là các cá nhân trong gia đình đều lạnh mạnh và có khả năng thích ứng với những sự chuyển hóa, thay đổi tình huống hoặc sự kiện bất ngờ xảy ra. Những khía cạnh về sức khỏe thể chất, tinh thần, bối cảnh sống, dinh dưỡng, cảm xúc, trí năng và các mối quan hệ đều ở mức ổn định. Theo đó, phụ huynh cần tạo không gian thoải mái và hỗ trợ con bằng cách động viên và lắng nghe. Hãy thể hiện sự ủng hộ, khích lệ con trong quá trình học tập và chuẩn bị cho kỳ thi. Lắng nghe những lo lắng, cảm xúc của con. Đặc biệt, phụ huynh không nên tạo cho con quá nhiều áp lực mà cần giúp con học tập có tự chủ, không đặt kỳ vọng quá lớn vào con qua việc phải đạt điểm số cao.

Tiếp theo, phụ huynh có thể hỗ trợ con về kỹ năng học tập bằng cách giúp con thiết lập kế hoạch học tập hiệu quả, chia nhỏ công việc để tránh cảm giác quá tải. Khuyến khích con sử dụng nhiều phương pháp học tập khác nhau như làm bài tập, ôn tập, tự giải đề thi… Cùng với đó, phụ huynh giúp con giữ cân bằng và khuyến khích nghỉ ngơi, đảm bảo cho con có đủ thời gian vận động, tập thể dục giảm stress và cải thiện sự tập trung. Cung cấp cho con những hoạt động giúp giảm stress như yoga, thiền hoặc làm những điều yêu thích khác. Ngoài ra, phụ huynh nên khuyến khích con sự tự tin và xem kết quả chưa tốt như việc tích lũy kinh nghiệm, giúp con nhận thức rằng thất bại là một phần quan trọng của học tập. Nếu cần, phụ huynh có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên hoặc những người có kinh nghiệm để cung cấp sự định hướng và hỗ trợ cho con. Cuối cùng, phụ huynh hãy luôn cho con biết rằng cha mẹ luôn là những người bạn và sẵn sàng đồng hành cùng con trên hành trình học tập: suy nghĩ cùng con, giải trí cùng con, du lịch cùng con, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng con… Phụ huynh hãy tạo cho con cảm giác an toàn, yêu thương và biết ơn để con có đủ tự tin, yêu thương và nỗ lực. Đặc biệt, cùng con định hướng nghề nghiệp, xác định năng lực bản thân, mục tiêu và kế hoạch thực hiện. Đôi khi, đơn giản chỉ là việc phụ huynh cùng con nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giải trí cũng cho con niềm tin, sức mạnh trước những áp lực thi cử.

S.Hu (ghi)

 

Bình luận (0)