Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xã hội hóa giáo dục: Mạnh dạn tạo cơ chế để học sinh hưởng lợi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong điu kin huy đng ngun lc xã hi hóa còn gp nhiu khó khăn, nhiu trưng hc ti TP.HCM đã mnh dn “to cơ chế” trong xã hi hóa đ hc sinh đưc hưng li khi hc tp, rèn luyn, nâng cao cht lưng giáo dc ti trưng.


Mnh dn xã hi hóa giáo dc đ hc sinh đưc th hưng

Trang b máy lnh qua hình thc… tr góp

Năm học 2022-2023, Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) triển khai hình thức cho học sinh các lớp thuê máy lạnh. Mỗi tháng học sinh sẽ đóng mức phí 80.000 đồng/tháng/học sinh, bao gồm các khoản: máy lạnh, tiền điện và phí bảo dưỡng.

Chia sẻ về phương án này, cô Nguyễn Thị Ánh Mai – Hiệu trưởng nhà trường thông tin, trước nhu cầu thực tế của phụ huynh học sinh nhà trường mong muốn con em mình có môi trường học tập thoải mái nhất, nhà trường đã cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định triển khai… thuê máy lạnh.

“Hiện tại, đặc thù của trường là mỗi năm các phòng học sẽ thay đổi chứ không phải một phòng học sẽ duy trì cho cả 3 năm với mỗi lớp. Vì thế, việc từng lớp phụ huynh thực hiện trang bị máy lạnh cho lớp mình rất khó khả thi, sau mỗi năm học lại phải tháo ra di chuyển gắn ở lớp khác. Ngoài ra, việc phụ huynh góp tiền trang bị máy lạnh cho lớp học cũng không phù hợp theo tinh thần của Thông tư 16 và Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT”, cô Mai phân tích.

Hiệu trưởng này cho biết thêm, hình thức cho thuê máy lạnh được nhà trường triển khai hiện nay được xem là một hình thức trả góp về cơ sở vật chất trong điều kiện huy động nguồn lực xã hội hóa còn khó khăn. Hình thức này được thực hiện hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, lớp nào phụ huynh học sinh đồng thuận 100% nhà trường mới triển khai gắn máy lạnh cho lớp.

“Việc huy động một số tiền lớn trang bị máy lạnh gắn cho các lớp học là rất khó khả thi. Dù vậy, hình thức trả góp thì mỗi tháng phụ huynh chỉ phải đóng một khoản chi phí nhỏ nhưng học sinh lại được học trong một môi trường thoải mái nhất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Điều đặc biệt là việc thuê máy lạnh chỉ thực hiện trong 3 năm, sau 3 năm đó học sinh sẽ chỉ phải đóng tiền điện hàng tháng chứ không phải chi trả phí máy lạnh nữa”, cô Nguyễn Thị Ánh Mai chia sẻ.

Tương tự, phương án cho học sinh mỗi lớp thuê máy lạnh cũng được Trường TH Phùng Hưng (Q.11) triển khai từ năm học 2022-2023, với chi phí 85.000 đồng/tháng/học sinh, bao gồm tiền máy lạnh, tiền điện và phí bảo dưỡng; thực hiện trên tinh thần tự nguyện phục vụ theo nhu cầu của phụ huynh học sinh, tạo thêm cơ sở vật chất cho trường…

Cô Lưu Bích Ý – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, từ nhu cầu của phụ huynh mong muốn con được học máy lạnh nên năm nay ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đã cùng với Ban Giám hiệu tính toán cân nhắc phương án phù hợp. Ban đầu ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường đưa ra 2 phương án: phụ huynh mỗi lớp sẽ tự trang bị máy lạnh cho lớp mình; ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường sẽ thuê máy lạnh gắn cho mỗi lớp. Dù vậy, “suy đi tính lại” thì phương án thuê máy lạnh là khả thi hơn cả.

“Việc phụ huynh từng lớp mua máy lạnh gắn cho lớp sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu rất cao, vài chục triệu đồng. Không những thế, khi trang bị máy lạnh xong thì hàng tháng phụ huynh vẫn phải đóng thêm chi phí tiền điện, tiền bảo dưỡng, mỗi tháng cũng vài chục ngàn đồng. Ngoài ra, với đặc thù của trường mỗi năm học mỗi lớp sẽ học ở các phòng khác nhau chứ không cố định 1 phòng học suốt 5 năm, do vậy việc từng lớp trang bị máy lạnh cho lớp mình sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh…”, cô Bích Ý chia sẻ.


Cn s đng hành chung tay ca ph huynh

Hiệu trưởng này thông tin thêm, năm học này trường có 32 lớp, với tổng số hơn 1.100 học sinh thì đến thời điểm này nhà trường đang tiến hành trang bị gắn máy lạnh cho 26 lớp. 6 lớp còn lại mỗi lớp còn 1-2 phụ huynh còn băn khoăn nên ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp đang tìm hiểu thêm, nếu phụ huynh quá khó khăn sẽ được ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp hỗ trợ chi phí thuê máy lạnh hàng tháng.

Cn s đng hành ca ph huynh

Mặc dù mạnh dạn tự tạo cơ chế song cô Nguyễn Thị Ánh Mai – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu thẳng thắn chia sẻ, bản thân “chấp nhận rủi ro” là sự phản ứng của phụ huynh. Riêng với vấn đề thuê máy lạnh, một vài phụ huynh đặt bài toán rằng thay vì thuê máy lạnh thì cả lớp cùng đóng tiền để mua máy lạnh gắn trong lớp vì chi phí thuê máy lạnh cả năm học cũng đủ để mua 2 chiếc máy lạnh gắn trong lớp, như thế sẽ bớt chi phí…

“Hiện nay, việc huy động tài trợ xã hội hóa cho nhà trường phải tuân theo các quy định của Bộ GD-ĐT. Để thực hiện cũng không đơn giản. Trong khi đó, khi nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, để tăng cường thêm cơ sở vật chất nhà trường để học sinh có điều kiện học tập, rèn luyện tốt hơn thì rất cần sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của phụ huynh”, cô Mai nhận định.

Cách đây vài năm khi giáo dục STEM bắt đầu được triển khai tại TP.HCM, với nguồn ngân sách hạn chế cũng như khó khăn trong huy động nguồn xã hội hóa, nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã mạnh dạn xây dựng phòng học STEM trong trường theo hình thức… trả góp và triển khai giảng dạy cho học sinh. Từ sự mạnh dạn này, nhiều trường đã xây dựng được các phòng học STEM với giá… “0 đồng”.

Từng tiên phong đưa STEM vào trường học theo phương thức chi phí “0 đồng”, cô Đặng Thị Yến – nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) nhìn nhận, trong điều kiện các đơn vị trường công lập với nguồn thu chi hạn chế thì “trả góp” được xem là hình thức không những giúp nhà trường giải quyết bài toán thiếu kinh phí mà điều quan trọng là tạo ra nguồn lực để đa dạng thêm hoạt động, chương trình giáo dục nhà trường, tăng thêm sự trải nghiệm cho học sinh.. Dù vậy, nguyên Hiệu trưởng này cho biết, để phương thức này thành công thì rất cần sự đồng hành, chung tay, chia sẻ của phụ huynh, tạo thêm môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.

Đ Giang Quân

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)