Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Xác định rõ đam mê

Tạp Chí Giáo Dục

Đng băn khoăn nếu có lo lng khi chn ngành hc vì đng trưc nhng la chn quan trng đ m ra cánh ca tương lai thì có chút lo lng là điu bình thưng, tuy nhiên không nên vì thế mà đt nng áp lc. Điu quan trng nht là cn gi đưc bình tĩnh, t tin đ nhn biết đưc đam mê và năng lc ca mình hưng ti ngành ngh nào…

Ph huynh hc sinh trao đi thông tin ngành ngh vi chuyên gia tư vn. Ảnh: T.Dương

Đó là lời khuyên bổ ích mà các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 10 năm 2018 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Phạm Văn Sáng (huyện Hóc Môn) vừa qua. Chương trình cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh khi trực tiếp đến trường để lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia đến từ nhiều trường ĐH, CĐ tại TP.HCM.

Lưu ý nhng đim mi đ chc cơ hi

TS. Trần Hữu Long (chuyên gia tâm lý, Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) chia sẻ: “Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới có những điểm mới mà học sinh cần phải đặc biệt lưu ý nếu không muốn bị “trượt khỏi đường ray”, đó là kiến thức không chỉ dừng lại ở lớp 12 mà sẽ có những câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học ở lớp 11. Vì vậy trước “giờ G” các em nên chuẩn bị đầy đủ tri thức, tâm thế để sẵn sàng tự tin bước vào “cuộc chạy đua”. Thứ hai là điểm số sẽ được tính đến 2 chữ số thập phân cuối cùng trong điểm tổng kết môn. Ví dụ 9,75 điểm sẽ được làm tròn đến 9,80 điểm. Khi xét điểm ĐH, các em chỉ cần chênh nhau nửa điểm hoặc 0,25 điểm thôi thì cơ hội chen chân vào trường ĐH đã khác. Vì vậy khi làm bài, các em cần bình tĩnh đọc, phân tích và cố gắng làm hết tất cả các câu hỏi. Thứ ba, đối với ĐH ngành sư phạm, theo quy định hiện nay phải tốt nghiệp THPT loại giỏi, loại khá đối với hệ CĐ và TC. Bên cạnh đó, các năm trước Bộ GD-ĐT có quy định điểm sàn xét tuyển ĐH vào các trường, các bậc học, tuy nhiên năm nay ngoài ngành sư phạm điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định thì điểm sàn ở các ngành và bậc học khác đều do các trường tự chủ. Do vậy, khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển, các em phải đặc biệt lưu ý, “nhắm” xem điểm học bạ, điểm 3 môn chủ chốt tuyển sinh vào ngành, và điểm thi THPT của mình so với điểm sàn của trường năm trước để không bị “hỏng chân” trước cánh cửa tương lai.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, điều quan trọng nhất là các em phải giải tỏa được tâm lý, tránh sự nặng nề, áp lực trước khi bước vào mùa thi, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. “Đứng trước mỗi cánh cửa quan trọng trong cuộc đời, có chút lo lắng là chuyện bình thường, vì chúng ta không phải là bậc vĩ nhân. Tuy nhiên không nên vì thế mà đặt nặng áp lực cho bản thân, sẽ khiến bản thân càng thêm hoang mang, mất phương hướng. Trong khoảng thời gian này, điều quan trọng là các em cần giữ được thái độ bình tĩnh, tỉnh táo để xác định rõ ràng đam mê và năng lực của mình phù hợp với ngành nghề nào. Từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Học là cơ hội của tất cả mọi người và cơ hội được học tập luôn rộng mở đối với các em khi các cấp học từ ĐH, CĐ đến TC nghề đều rộng cửa. Không có nghề “hot”, chỉ có người “hot” mà thôi. Do đó, tránh lựa chọn nghề theo đám đông, nếu có sẵn niềm đam mê thì hãy phấn đấu để trở thành người “hot” trong ngành nghề mà mình đã chọn…”, TS. Long nhấn mạnh.

Dũng cm chn ngh theo năng lc

Trước những băn khoăn của nhiều học sinh về việc chọn ngành nghề theo năng lực bản thân hay nhu cầu của xã hội, TS. Trần Hữu Long một lần nữa khẳng định: Việc chọn ngành nghề đặc biệt quan trọng và phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó dù năng lực bản thân hay nhu cầu xã hội đều quan trọng. Nhưng một khi giữa năng lực và nhu cầu xã hội có sự đối lập nhất định thì hãy dũng cảm chọn theo năng lực. “Chọn nghề là chọn cho bản thân, do đó với công việc mà mình yêu thích và làm được tốt nhất thì khả năng tìm tòi, sáng tạo, kiên trì cũng cao hơn. Khi đã có những yếu tố trên thì thành công cũng sẽ đến”, TS. Long chia sẻ.

Hc sinh đt câu hi đến Ban tư vn. Ảnh: T.Dương

Học sinh Mỹ Châu hỏi: “Em thích học ngành công nghệ thực phẩm, nhưng không biết tố chất nào phù hợp và sau khi ra trường có xin được việc làm hay không?”. Theo PGS.TS Bùi Xuân An (đại diện Trường ĐH Hoa Sen): “Để theo học ngành công nghệ thực phẩm, đầu tiên các em phải có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Bên cạnh đó cần học khá các môn tự nhiên (sinh học, hóa học, vật lý), sẽ là nền tảng tốt để tiếp thu kiến thức chuyên sâu. Ngoài ra cần có khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả”. PGS. An chia sẻ thêm: “Trong cuộc sống hiện đại, không có ngành nghề nào bão hòa hay dư thừa lao động. Chỉ có chúng ta chưa trang bị đầy đủ kỹ năng để đáp ứng được công việc hoặc chưa tự tin, can đảm để thay đổi mình trước những đổi thay của xã hội”.

Vốn có niềm đam mê trở thành hướng dẫn viên du lịch và quản lý khách sạn, tuy nhiên bố mẹ lại hướng theo ngành cơ khí vì cho rằng nghề hướng dẫn viên chỉ đủ nuôi sống người hành nghề trong khoảng thời gian từ 30 đến 40 tuổi, học sinh Việt Anh (lớp 12A1) đặt câu hỏi: “Trong tình huống đó phải chọn theo sở thích hay định hướng từ phụ huynh”. TS. Long phân tích: “Trong tình huống này, điều đầu tiên các em cần là nghiêm túc xác định lại mong muốn của bản thân. Nếu vẫn không thay đổi, thì cần thiết phải tìm hiểu rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà ngành nghề mình chọn sẽ gặp phải. Từ đó, dũng cảm bày tỏ mong muốn của mình để có sự đồng thuận từ gia đình. Một khi bố mẹ nhận thấy con mình đủ lớn, tự làm chủ được đường đi sắp tới thì họ chắc chắn sẽ ủng hộ và luôn sát cánh bên các em”.

Thy Dương

 

Bình luận (0)