Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Xác định “vùng an toàn” trong tuyển sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Ph đim tng môn thi, t hp bài thi ngưng cao; đim trung bình và đim thí sinh đt ph biến nht trong các khi thi truyn thng trong k thi tt nghip THPT 2020 tăng mnh. Như thế, t l cnh tranh vào các trưng ĐH s cao, dn đến mc đim chun tăng.


Theo các chuyên gia tuyn sinh, thí sinh cn phi tnh táo xác đnh “vùng an toàn” trong đim s đ thay đi nguyn vng phù hp. Trong nh: Thí sinh ti TP.HCM tham gia k thi tt nghip THPT 2020

Theo các chuyên gia, nếu thí sinh không có chiến lược, sự tỉnh táo để xác định được “vùng an toàn” của điểm số, nắm vững nguyên tắc xét tuyển thì sẽ khó theo đuổi được ngành học mà mình yêu thích.

Đim cao chưa chc đã đu ĐH

Nhìn từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 ở các bộ môn, tổ hợp môn, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) nhận định, so với mọi năm thì điểm có cao, song rõ ràng nếu đặt vào mục tiêu của kỳ thi năm nay thì phổ điểm mới chỉ đạt được mục tiêu tốt nghiệp THPT ở mức trung bình, gây áp lực lớn cho các trường ĐH trong xét tuyển bằng điểm thi. “Trong bối cảnh kỳ thi diễn ra ngay mùa dịch thì điểm số đã thể hiện được tâm thế của học sinh. Tuy nhiên, với mức điểm trên lại chưa thể hiện được hết năng lực của học sinh. Đề thi mặc dù đảm bảo xét tốt nghiệp nhưng tính phân hóa ở một số bộ môn quá lớn lại thiên về xét tuyển ĐH nhiều hơn”, thầy Phú nói.

Theo thống kê, số thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên ở khối A (toán, lý, hóa) chiếm trên 70%, và 8% trong số này đạt từ 27 điểm trở lên; ở khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) chiếm gần 30%. Tỷ lệ này ở khối B (toán, hóa, sinh) là gần 40%. Trong khi đó, ở khối C (văn, sử, địa) chỉ có gần 15% thí sinh đạt điểm số này; khối D (văn, toán, tiếng Anh) là trên 20%. “Từ kết quả thống kê có thể thấy rằng, không chỉ trường ĐH gặp khó khi xét tuyển trong các khối A, A1, B mà ngay cả thí sinh cũng đang “ăn không ngon, ngủ không yên” mặc dù điểm cao, bởi tỷ lệ cạnh tranh quá cao. Các trường ĐH top đầu có thể sẽ dễ dàng hơn khi sàng lọc thí sinh, nhưng các trường ĐH top sau sẽ gặp khó khăn trong tuyển sinh, khó có thể tuyển được thí sinh chất lượng. Ngược lại, các trường ĐH ngoài công lập năm nay sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn khi có ưu thế giúp thí sinh chọn được ngành học yêu thích với mức điểm vừa phải”, thầy Phú phân tích.

“Điểm cao, chưa chắc đã đậu” là lời cảnh tỉnh được thầy Nguyễn Hùng Khương (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) đưa ra cho các thí sinh trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay. Nhìn tổng thể phổ điểm tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thầy Khương nhận định, có thể nhận thấy biểu đồ lệch dần về bên phải, thậm chí ở một số bộ môn như toán, lý, hóa, GDCD, tỷ lệ nghiêng còn cao hơn. Khoảng 40% thí sinh đạt điểm khá cao trong tổng số thí sinh tham gia kỳ thi năm nay. Như vậy, tỷ lệ cạnh tranh vào các trường ĐH sẽ rất lớn. Cùng chung nhận định, thầy Phan Thế Hoài (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THPT Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) dự tính mức điểm chuẩn xét tuyển vào các trường ĐH, nhất là những trường ĐH top trên sẽ tăng. Cụ thể, mức điểm chuẩn tăng dao động trong khoảng từ 1 đến 3 điểm. Đặc biệt, khi năm nay chỉ tiêu của phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT đều được các trường ĐH cắt, giảm nên tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, mức điểm chuẩn vì thế cũng tăng mạnh.

Đim bao nhiêu đưc coi là “vùng an toàn”?

Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấy, trong phổ điểm của 5 khối thi truyền thống thì ở khối A, điểm trung bình là 21,46; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 23. Ở khối A1, điểm trung bình là 20,2; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 21. Trong khi đó, điểm trung bình ở khối B là 20,36; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 22. Khối C, điểm trung bình là 18,5; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19. Tương tự, ở khối D1, điểm trung bình là 18,19; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19. Với mức điểm trung bình và phổ điểm thí sinh đạt nhiều nhất ở mức cao, điều băn khoăn nhất của thí sinh ở thời điểm hiện tại là liệu mức điểm mà mình đạt được (trong tổ hợp xét tuyển của mình) đã đủ an toàn để có thể xét tuyển, chắc vé vào ĐH chưa? Giải đáp băn khoăn này, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, để biết được “vùng an toàn” trong điểm thi của mình thì thí sinh cần phải căn cứ vào tổ hợp xét tuyển, top trường ĐH, top ngành học mà mình đã đăng ký xét tuyển. “Trong mỗi trường học, ngành học lại có một “vùng an toàn” khác nhau. Các em cần dựa vào điểm bình quân chung trong tổ hợp thi để xác định chính xác. Năm nay, các khối ngành như quản trị kinh doanh, kinh tế, kinh doanh quốc tế, tài chính, marketing, logistics… khả năng sẽ có mức điểm chuẩn cao; như vậy “vùng an toàn” của các khối ngành này sẽ dao động khác nhau tùy theo top trường các em đăng ký xét tuyển”, TS. Mai phân tích.

Bên cạnh đó, TS. Mai cũng khuyên, thời điểm này thí sinh cần phải một lần nữa tìm hiểu lại ngành học, môi trường học. Cân nhắc kỹ về điểm chuẩn, mức chỉ tiêu xét tuyển hàng năm của ngành học đó để tìm ra “vùng an toàn”. Ở một mức điểm số, có thể với trường ĐH này, ngành học này thì mức điểm đó có thể đã là “vùng an toàn” nhưng cũng với ngành học đó ở trường ĐH khác thì lại… thiếu an toàn.

La chn cơ hi khác nếu rơi vào vùng “thiếu an toàn”

Khi điểm số rơi vào vùng “thiếu an toàn” thì thí sinh nên làm gì? Ồ ạt điều chỉnh nguyện vọng, chuyển sang ngành học khác hay là tìm kiếm một trường ĐH khác để xét tuyển? Theo TS. Lê Thị Thanh Mai, khi điểm số rơi vào vùng “thiếu an toàn”, thí sinh cần phải hết sức bình tĩnh. Nếu quyết tâm theo đuổi ngành học mà mình yêu thích, thí sinh có thể tìm kiếm, bổ sung thêm nguyện vọng vào các trường ĐH khác có đào tạo ngành học đó. Thí sinh cũng có thể cân nhắc để lựa chọn ngành học chất lượng cao, hay tham khảo ở các trường tự chủ tài chính, học hệ đào tạo bằng tiếng Anh, hệ liên kết quốc tế…, bởi những hệ đào tạo này sẽ có mức điểm chuẩn nhẹ nhàng hơn, tính cạnh tranh cũng ít hơn. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể lựa chọn học các ngành học tương đồng với ngành mà mình yêu thích. Hoặc có thể suy nghĩ đến cơ hội học song bằng, tức là đăng ký vào một ngành học khác ở trường ĐH đó với mức điểm dễ thở hơn để học, bước sang năm học thứ 2 đăng ký học song bằng để tiếp tục theo đuổi ngành học mà mình yêu thích. Tuy nhiên, với hướng đi gián tiếp này, thí sinh phải hết sức cân nhắc, có quyết tâm và xây dựng lộ trình học rõ ràng.

“Trong vic thay đi nguyn vng, thí sinh không đưc phép mơ ho tưng mà cn phi thc tế”, thy Nguyn Hùng Khương (Phó Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM) khuyên.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) nhấn mạnh, khi nhận định bản thân nằm trong vùng “thiếu an toàn” thì thí sinh cần phải hết sức cân nhắc thay đổi nguyện vọng, tuyệt đối không thay đổi một cách ồ ạt sẽ gây hỗn loạn. “Trong thay đổi nguyện vọng, thí sinh cần phải hiểu rõ và tuân thủ theo đúng nguyên tắc xét tuyển. Trước hết, các em phải hiểu rằng nguyện vọng chỉ xét trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới với cùng một thí sinh nhưng các nguyện vọng đều có giá trị như nhau. Tức là, dù ngành học đó, trường học đó được đặt làm nguyện vọng 1 của thí sinh này thì cũng sẽ có giá trị trúng tuyển tương đương như nguyện vọng 5 của thí sinh khác. Do vậy, khi đặt bút điều chỉnh nguyện vọng thì các em cần phải tìm hiểu kỹ về trường học, về ngành học, căn cứ vào mức điểm số trong tổ hợp xét tuyển của mình để thực hiện. Việc tìm hiểu về trường học cần phải vào trang web của trường để có thông tin chính xác nhất”, TS. Nghĩa lưu ý.

Hàng năm, số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi chiếm trên 50% tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển. Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng phiếu đăng ký xét tuyển (điều chỉnh trực tiếp) hoặc điều chỉnh trực tuyến. Ở hình thức điều chỉnh trực tiếp, thí sinh được phép thêm, bớt nguyện vọng; thay đổi thứ tự nguyện vọng, tổ hợp xét tuyển. Trong khi đó, hình thức điều chỉnh trực tuyến chỉ cho phép thí sinh thay đổi thứ tự nguyện vọng, thí sinh không được phép đăng ký thêm nguyện vọng ở phương thức điều chỉnh này. Năm nay, thời gian điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến được áp dụng từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 25-9; còn hình thức điều chỉnh bằng phiếu kéo dài đến 17 giờ ngày 27-9. Trước 19 giờ ngày 20-9, thí sinh được kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng và điều chỉnh sai sót (nếu có). “Trong việc thay đổi nguyện vọng, thí sinh không được phép mơ hồ, ảo tưởng mà cần phải thực tế. Dù điểm số không như mong muốn, thí sinh cũng không nên từ bỏ ngành học mà mình yêu thích, cần tận dụng tất cả các cơ hội”, thầy Nguyễn Hùng Khương khuyên.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)