Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau chưa có hồi kết?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Có th ghi nhn v s tăng trưng ca sng ti phm xâm hi tình dc tr em trong nhng năm gn đây, đc bit là ti các thành ph ln. Theo báo cáo ca B Lao đng, Thương binh và Xã hi, t tháng 6-2019 đến tháng 6-2021, cc có hơn 4.000 tr em b xâm hi, trong đó có hơn 3.600 tr là n. Điu này cho thy, xâm hi tình dc tr em qu là mt ni đau chưa có hi kết?


Tr em gái b xâm hi là mt ni đau chưa có hi kết. Ảnh: I.T

1.Mới đây nhất, ngày 29-3-2022, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) cho biết đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hoan (sinh năm 1993; trú tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu) về tội “Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” theo điểm D, khoản 2, Điều 144 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Văn Hoan được xác định đã có hành vi nhiều lần cưỡng dâm cháu H.T.R.L. (SN 2007), là con riêng của bà H.T.N. (36 tuổi, là vợ Hoan) trong khoảng thời gian từ 26-8-2020 đến ngày 19-3-2022. Đối tượng Hoan cũng chính là người bị bà N. cắt “của quý” gây xôn xao dư luận…

Ngày 23-9 vừa qua, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiến hành phiên xử phúc thẩm đối với bị cáo Vũ Đào (sinh năm 1964, ở phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Bị hại trong vụ án là cháu N.B.N (sinh năm 2016) là cháu họ sống gần nhà bị cáo.

Theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, đầu tháng 8-2020, cháu N về sống cùng bà ngoại ở thị xã Sơn Tây. Chiều 8-10-2020, trước khi chở quần áo đi huyện Ba Vì bán cùng người thân, bà ngoại cháu có gửi cháu N sang nhà Vũ Đào nhờ trông giúp. Tại đây, cháu N đã bị xâm hại.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6-2019 đến tháng 6-2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn 3.600 trẻ là nữ.

Các trường hợp trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn 2019-2021 trong độ tuổi 13-16 tuổi là hơn 2.600 trường hợp, chiếm hơn 66%. Đặc biệt có hơn 293 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại. Con số này có xu hướng năm sau cao hơn năm trước.

Cụ thể, số trẻ bị xâm hại từ tháng 6-2019 đến tháng 6-2020 là hơn 1.700 trường hợp, còn từ tháng 6-2020 đến tháng 6-2021 là hơn 2.200 trường hợp, tăng hơn 430 trường hợp. Đối tượng xâm hại trẻ em trong 2 năm qua chủ yếu vẫn là nam giới (chiếm 95%), trong đó, hơn 3.400 đối tượng trên 18 tuổi xâm hại trẻ em, chiếm 77%, thuộc đủ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Cơ quan chức năng xác định, có hơn 1.000 vụ hiếp dâm, 1500 vụ giao cấu với trẻ em.

2.Vài lý do có thể giải thích hiện tượng trên như sự truyền bá rộng rãi những “phim đen” trong giới trẻ và trên internet, sự thông tin rộng rãi về tình yêu nam nữ và tình dục trên các phương tiện truyền thông, đồng thời sự thiếu môi trường giải trí khác (như công viên, sân chơi thể thao, các câu lạc bộ lành mạnh) của các tầng lớp thanh thiếu niên.

Đây không chỉ là nỗi ám ảnh cho các bậc ông bà, cha mẹ mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Đa số các em khi bị xâm hại đều không dám nói ra vì sợ ảnh hưởng đến danh dự. Tuy nhiên, một phần cũng là do các bé tò mò, “muốn thử”, nên khi sự việc xảy ra xong các em “ngại” nói ra. Khi trẻ bị xâm hại tình dục, sang chấn nặng nề về tâm lý và tổn thương về thực thể xuất hiện. Bởi âm đạo các em khi bị lạm dụng sẽ dễ bị rách, chảy máu và viêm nhiễm. Đặc biệt, khi bị thương, nhiều em do được dặn kỹ hoặc dọa nạt là không được nói với ai, nên càng giữ kín việc viêm nhiễm càng nặng, càng dễ trở nên biến chứng. Đã có những trường hợp vì viêm nhiễm sau khi bị lạm dụng tình dục, bị tắc ống dẫn trứng, về sau dẫn tới vô sinh. Một hậu quả nữa là các em có thể có thai ngoài ý muốn.


Các bc ph huynh cn quan tâm đến con cái hơn đ phát hin kp thi nhng thay đi bt thưng ca các em. Ảnh: IT

Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục còn nhận lãnh hậu quả nguy hiểm nhất là bị tổn thương về tâm lý trong một thời gian rất dài. Trong số những người xâm hại tình dục, 30% là những người trong gia đình (cha, chú cậu hoặc anh họ), 60% là người thân quen, người giúp việc hoặc người hàng xóm, 10% còn lại là người lạ. Do đó, áp lực tâm lý là các em không dám nói ra sự thật, và nếu có nói thì người lớn không tin. Vì thế , các em có rối loạn căng thẳng thần kinh sau sang chấn (post traumatic stress disorder). Các em cần được nâng đỡ tâm lý khi nói ra sự thật. Những tác động ngắn hạn: trầm cảm, căng thẳng thần kinh, lo âu, rối loạn ăn uống, kém tự tin, rối loạn thần kinh, đau kinh niên, khó khăn học tập. Kèm theo đó là những tác động lâu dài: hành nghề mại dâm, tự tử, hành vi chống đối xã hội, nghiện rượu, xì ke, rối loạn nhân cách…

Thc tế, nhiu loi hình xâm hi, bóc lt tr em hin vn chưa có chế tài đ nghiêm khc. Nhm tăng cưng hiu lc, hiu qu vic thc hin chính sách, pháp lut v phòng, chng xâm hi tr em, B Lao đng, Thương binh và Xã hi đã ban hành và trin khai nhiu quy đnh, mang li hiu qu tích cc trong vic tiếp nhn thông tin, gii quyết các v vic xâm hi tr em; Tăng cưng bo v tr em trên môi trưng mng; h tr, can thip đi vi tr em b xâm hi, bo v quyn và li ích hp pháp ca tr em; đáp ng yêu cu thc tin phòng, chng xâm hi tr em, phù hp vi điu ưc quc tế.

Những gì mà các em phải gánh chịu dường như quá sức với các em. Chúng ta cần làm gì để hạn chế nó? Bản thân các em phải biết cách tự bảo vệ mình. Tuyệt đối không đi đâu với người lạ một mình. “Nói không” một cách mạnh mẽ, dứt khoát, kháng cự mạnh mẽ khi thấy nguy hiểm, tìm ngay sự giúp đỡ nếu được để bảo vệ bản thân. Nếu lỡ bị xâm hại thì phải nói với người thật tin cậy trong gia đình để nhờ hỗ trợ cũng như nâng đỡ.

Gia đình cần quan tâm đến các em hơn. phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của các em. Ngoài ra, cha mẹ cần dạy các em biết cách tự bảo vệ mình: cho các em biết trong trường hợp cụ thể này trẻ nên làm gì, trường hợp khác nên làm gì… Nếu các em lỡ bị xâm hại tình dục cha mẹ cần bình tĩnh, động viên các em, đưa các em đi khám phụ khoa ở cơ sở y tế.

Sơn Hunh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)