Dù đã có quy định các phương tiện vận tải không sử dụng xăng A83 và thực tế ở các thành phố lớn, không còn cây xăng nào treo biển bán xăng A83, nhưng một số doanh nghiệp trong nước vẫn được phép sản xuất loại xăng này và công khai tiêu thụ ra thị trường.
Sự không rõ ràng trong việc ngừng hay tiếp tục cho lưu hành xăng A83 của các cơ quan chức năng có thể là kẽ hở để mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn tấn xăng gian lận phẩm cấp, “da” A92, “ruột” A83 được đưa ra thị trường, thu lợi bất chính.
Bộ cấm, bộ không
Tháng 11.2011, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường (Sở Khoa học-Công nghệ TPHCM) kiểm tra 55 cửa hàng bán xăng dầu tại TPHCM, phát hiện 11 cửa hàng có chỉ số octan thấp hơn so với quy định. Đáng chú ý là có sự nhập nhèm phẩm cấp xăng có chỉ số octan chất lượng thấp bán với giá xăng A92 và A95. Điều này đặt ra nghi vấn về việc đã có sự pha trộn giữa loại xăng phẩm cấp thấp hoặc nhập nhèm “đội lốt” xăng A92, nhưng thực chất là xăng A83 để móc túi người tiêu dùng.
Tháng 11.2011, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường (Sở Khoa học-Công nghệ TPHCM) kiểm tra 55 cửa hàng bán xăng dầu tại TPHCM, phát hiện 11 cửa hàng có chỉ số octan thấp hơn so với quy định. Đáng chú ý là có sự nhập nhèm phẩm cấp xăng có chỉ số octan chất lượng thấp bán với giá xăng A92 và A95. Điều này đặt ra nghi vấn về việc đã có sự pha trộn giữa loại xăng phẩm cấp thấp hoặc nhập nhèm “đội lốt” xăng A92, nhưng thực chất là xăng A83 để móc túi người tiêu dùng.
Từ năm 2006, Bộ Thương mại (cũ) đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ cho phép lưu thông 2 loại xăng tiêu chuẩn là A92 và A95 trên thị trường trong nước. Ảnh: Hải Nguyễn
Hiện chênh lệch giá thành giữa xăng A83 với xăng A92, A95 là khoảng 500-700đ/lít, sơ sơ nhẩm tính các đối tượng trục lợi sẽ thu siêu lợi nhuận. Sau khi xử lý rút giấy phép 11 cửa hàng xăng dầu nêu trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng nêu một thực tế là bộ đã nhiều lần kiến nghị dừng sản xuất xăng A83, nhưng do chưa có sự thống nhất giữa các bộ, ngành liên quan, nên xăng A83 vẫn xuất xưởng đều đều trong khi không được lưu hành trên hệ thống phân phối. Từ đây, rất có thể dẫn tới hiện tượng các cây xăng đem pha xăng này với xăng A92 để bán kiếm lời.
Một quan chức Vụ Quản lý thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, từ năm 2006, Bộ Thương mại (cũ) đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ cho phép lưu thông 2 loại xăng tiêu chuẩn là A92 và A95 trên thị trường trong nước, đồng thời kiến nghị chấm dứt lưu hành với các loại xăng có phẩm cấp thấp.
Tuy nhiên, lấy lý do thị trường vẫn còn các phương tiện vận tải như ghe xuồng, chủ yếu tại khu vực miền Tây, một số loại môtô cũ… vẫn có nhu cầu sử dụng nên Bộ KHCN kiến nghị Chính phủ vẫn tiếp tục cho lưu hành loại xăng này. Hiện tại, có 2 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vẫn được phép sản xuất và lưu thông ra thị trường xăng A83 là Cty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) và TCty Dầu VN (PV Oil) với sản lượng cung cấp khoảng trên 400.000m3 xăng A83/năm.
Cần lộ trình bỏ xăng A83
Câu hỏi trên được nêu ra với các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu thì đều nhận được câu trả lời: Nếu Nhà nước yêu cầu dừng sản xuất, lưu thông xăng A83 thì cần có lộ trình và thời gian để DN chuẩn bị, chứ không thể nói dừng là dừng ngay được. Ông Đặng Vinh Sang – TGĐ Saigon Petro – cho biết: Saigon Petro chỉ còn sản xuất lượng rất ít xăng A83, khoảng 30.000m3/năm, thấp hơn nhiều so với tổng lượng xăng mà Cty này cung ứng ra thị trường.
Cty chủ yếu cung cấp cho khu vực miền Tây, sử dụng cho các ghe, xuồng, máy nuôi tôm, máy bơm nước và các loại xe máy đời cũ. Với PV Oil, doanh nghiệp cũng đang chế biến xăng A83 từ nguồn condensate mua của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cung ứng ra thị trường khoảng trên 300.000m3 xăng A83/năm, cho rằng: Thị trường vẫn có nhu cầu lớn với chủng loại xăng này thì nên duy trì việc sản xuất. Nếu Chính phủ yêu cầu dừng thì cần đưa ra lộ trình cụ thể để DN có điều kiện chuẩn bị.
Về hiện tượng gian lận phẩm cấp xăng A83 và xăng A92, ông Đặng Vinh Sang cho rằng, không loại trừ việc các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, các đại lý tự ý pha trộn để gian lận phẩm cấp xăng có trị số octan thấp hơn để trục lợi, nhưng theo ông, nếu có ý định pha chế các phụ gia vào xăng thì không thiếu gì cách.
Trên thực tế, xăng A83 và A92 chỉ chênh lệch nhau khoảng 500-700đ/lít, mức độ thu lãi không thấm gì so với việc pha các phụ gia dung môi khác vào xăng. Hơn nữa, thời gian qua, lượng tiêu thụ xăng A83 của Saigon Petro rất ổn định, không có biểu hiện tăng đột biến. Còn theo đại diện PV Oil, không nên vì nghi có hiện tượng pha chế xăng có phẩm cấp thấp mà triệt tiêu ngay lập tức xăng A83. Cần có lộ trình cho loại xăng này, hiện nhiều phương tiện vận tải vẫn có nhu cầu tiêu thụ xăng A83.
Một quan chức Vụ Quản lý thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, từ năm 2006, Bộ Thương mại (cũ) đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ cho phép lưu thông 2 loại xăng tiêu chuẩn là A92 và A95 trên thị trường trong nước, đồng thời kiến nghị chấm dứt lưu hành với các loại xăng có phẩm cấp thấp.
Tuy nhiên, lấy lý do thị trường vẫn còn các phương tiện vận tải như ghe xuồng, chủ yếu tại khu vực miền Tây, một số loại môtô cũ… vẫn có nhu cầu sử dụng nên Bộ KHCN kiến nghị Chính phủ vẫn tiếp tục cho lưu hành loại xăng này. Hiện tại, có 2 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vẫn được phép sản xuất và lưu thông ra thị trường xăng A83 là Cty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) và TCty Dầu VN (PV Oil) với sản lượng cung cấp khoảng trên 400.000m3 xăng A83/năm.
Cần lộ trình bỏ xăng A83
Câu hỏi trên được nêu ra với các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu thì đều nhận được câu trả lời: Nếu Nhà nước yêu cầu dừng sản xuất, lưu thông xăng A83 thì cần có lộ trình và thời gian để DN chuẩn bị, chứ không thể nói dừng là dừng ngay được. Ông Đặng Vinh Sang – TGĐ Saigon Petro – cho biết: Saigon Petro chỉ còn sản xuất lượng rất ít xăng A83, khoảng 30.000m3/năm, thấp hơn nhiều so với tổng lượng xăng mà Cty này cung ứng ra thị trường.
Cty chủ yếu cung cấp cho khu vực miền Tây, sử dụng cho các ghe, xuồng, máy nuôi tôm, máy bơm nước và các loại xe máy đời cũ. Với PV Oil, doanh nghiệp cũng đang chế biến xăng A83 từ nguồn condensate mua của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cung ứng ra thị trường khoảng trên 300.000m3 xăng A83/năm, cho rằng: Thị trường vẫn có nhu cầu lớn với chủng loại xăng này thì nên duy trì việc sản xuất. Nếu Chính phủ yêu cầu dừng thì cần đưa ra lộ trình cụ thể để DN có điều kiện chuẩn bị.
Về hiện tượng gian lận phẩm cấp xăng A83 và xăng A92, ông Đặng Vinh Sang cho rằng, không loại trừ việc các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, các đại lý tự ý pha trộn để gian lận phẩm cấp xăng có trị số octan thấp hơn để trục lợi, nhưng theo ông, nếu có ý định pha chế các phụ gia vào xăng thì không thiếu gì cách.
Trên thực tế, xăng A83 và A92 chỉ chênh lệch nhau khoảng 500-700đ/lít, mức độ thu lãi không thấm gì so với việc pha các phụ gia dung môi khác vào xăng. Hơn nữa, thời gian qua, lượng tiêu thụ xăng A83 của Saigon Petro rất ổn định, không có biểu hiện tăng đột biến. Còn theo đại diện PV Oil, không nên vì nghi có hiện tượng pha chế xăng có phẩm cấp thấp mà triệt tiêu ngay lập tức xăng A83. Cần có lộ trình cho loại xăng này, hiện nhiều phương tiện vận tải vẫn có nhu cầu tiêu thụ xăng A83.
Bà Đàm Thị Huyền – Phó TGĐ TCty Xăng dầu Petrolimex – thừa nhận: Khi thị trường vẫn tồn tại xăng A83 và các xăng khác mà không có sự kiểm tra thường xuyên về mặt chất lượng, nhất là ở các cửa hàng của tư nhân, sẽ rất khó để khẳng định người tiêu dùng bị xâm hại như thế nào. Thực tế, thống kê của cơ quan chức năng với việc DN sản xuất cung ứng ra thị trường không giống nhau. Vì vậy, số lượng xăng A83 lưu thông trên thị trường vẫn đang bị bỏ ngỏ. Giữa năm 2011, tại Nghệ An và Thanh Hoá đã phát hiện một số địa điểm bán xăng có trị số octan thấp hơn so với quy định. Nhưng do các đại lý này đều thừa nhận số xăng kém chất lượng này được lấy từ nguồn khác chứ không phải từ tổng kho Petrolimex, bản thân Petrolimex cũng không sản xuất xăng A83 nên đại lý phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. H.Q |
Hồng Quân
Theo Lao Động
Bình luận (0)