Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng bộ tiêu chí riêng về trường học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Hin TP.HCM đang bàn chuyn ban hành b tiêu chí v vic xây dng trưng hc hnh phúc trong các cơ s giáo dc trên đa bàn thành ph.


Hin nay, ngành GD-ĐT TP.HCM mun có b tiêu chí riêng v trưng hc hnh phúc (nh minh ha)

Mi ngày đến trưng là mt ngày hnh phúc

Ông Phạm Đăng Khoa (Trưởng phòng GD-ĐT Q.3) nhìn nhận, việc xây dựng trường học hạnh phúc đã được các trường thực hiện từ rất lâu. Nếu như trước đây là xây dựng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì với việc xây dựng trường học hạnh phúc sẽ là “Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc”. Do đó, bộ tiêu chí sẽ là mẫu số chung để các trường cùng soi vào thực hiện.

Ông Khoa nêu ví dụ, tại Q.3, ngành giáo dục xây dựng triết lý giáo dục 5H, bao gồm: Hạnh, học, hỏi, hiểu và hành – dựa trên các tiêu chí yêu thương, tôn trọng và an toàn; đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, học sinh học được nhiều kỹ năng cần thiết, được tạo điều kiện phát triển tiềm năng tố chất. “Trường học hạnh phúc trước hết chính thầy cô phải thể hiện lòng yêu thương, nhắc nhở học sinh thay vì la mắng, áp dụng biện pháp giáo dục tích cực. Giáo viên tôn trọng học sinh và phụ huynh, phát huy quy chế dân chủ cơ sở, hình thành cho học sinh tư duy phản biện, dám thể hiện tư duy, suy nghĩ của mình theo cách phản biện lịch sự. Thầy cô tôn trọng sự khác biệt của học sinh. Đặc biệt, ngành giáo dục chú trọng công tác tư vấn tâm lý học sinh kết hợp trực tuyến, trực tiếp để hỗ trợ kịp thời các em. Thực tế đã xảy ra hai trường hợp có khả năng nguy hiểm đến tính mạng, được phát hiện kịp thời, tháo gỡ, giúp đảm bảo an toàn cho học sinh”, ông Khoa chia sẻ.

Theo ông Khoa, trường học hạnh phúc thì cán bộ quản lý phải hạnh phúc mới truyền tải đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và lan tỏa đến cộng đồng…

Mu s chung ca trưng hc hnh phúc

Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến dự thảo Bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc. Dự thảo được xây dựng trên 3 yếu tố chính: Môi trường nhà trường; dạy học và hoạt động giáo dục; các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Với tổng số 20 tiêu chí thành phần, khi được thông qua, đây được xem là thước đo để đánh giá về độ hạnh phúc của mỗi trường học. Cụ thể: Yếu tố môi trường nhà trường có 7 tiêu chí thành phần (cơ sở vật chất; trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn; bộ quy tắc ứng xử trường học; sức khỏe thể chất và tâm lý học sinh, giáo viên; quy tắc dân chủ; trường học thân thiện; tạo cơ hội để học sinh, giáo viên phát triển tốt tiềm năng). Yếu tố dạy học và hoạt động giáo dục gồm 8 tiêu chí thành phần (cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực học tập, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo công bằng, phù hợp với điều kiện, năng lực, sở trường; công khai, lấy ý kiến mọi hoạt động liên quan đến quản lý, dạy và học…; vận dụng phương pháp tích cực hóa trong giáo dục học sinh; coi trọng sự tiến bộ của học sinh, kiểm tra đánh giá phù hợp với chương trình; được tự do phản hồi, sáng tạo; tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng các câu lạc bộ đội nhóm…; ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học). Yếu tố các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường với 5 tiêu chí thành phần (Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm gương cho học sinh; cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh chủ động xây dựng các mối quan hệ tích cực; lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp, học sinh… Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc; hợp tác chia sẻ trong các hoạt động; phối hợp có hiệu quả với cha mẹ học sinh, các lực lượng liên quan trong giáo dục).

Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) được xem là một trong những trường tiên phong đi theo triết lý trường học hạnh phúc từ năm 2019. Giai đoạn 2019-2022, nhà trường tiếp cận triết lý trường học hạnh phúc từ hành trình thầy cô thay đổi. “Trong một thời gian dài, dù giáo viên nhà trường nỗ lực rất nhiều nhưng chất lượng dạy học chưa có sự đột phá. Khi tìm nguyên nhân, nhà trường quyết định phải bồi dưỡng thêm về giáo dục cảm xúc cho học sinh. Trường học hạnh phúc bắt đầu xây dựng từ việc thay đổi công tác giáo viên chủ nhiệm”, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh giai đoạn đó) chia sẻ. Các giải pháp được nhà trường đưa ra là đa dạng hóa hình thức giáo dục, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, chú trọng giáo dục trải nghiệm; quan tâm đời sống sức khỏe tinh thần học sinh, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá, tập huấn giáo viên đổi mới… Đối với giáo viên, nhà trường quan tâm chăm lo đời sống, chú trọng về mặt tinh thần, kết nối giáo viên với nhau, đưa trường học như một gia đình, gia tăng niềm hạnh phúc của thầy cô; tạo cơ hội để giáo viên được nâng cao phẩm chất năng lực, thành lập các ban đặc thù trong trường để thầy cô phát huy năng lực, ghi nhận các đóng góp kịp thời của thầy cô… Đặc biệt, nhà trường lắng nghe sự kỳ vọng của phụ huynh về trường học hạnh phúc, tạo nhiều kênh để lắng nghe phụ huynh mong muốn gì khi gửi con ở trường; cập nhật các hình ảnh mỗi ngày học sinh trải nghiệm tại trường gửi đến phụ huynh để phụ huynh an tâm; cho phụ huynh tham gia các hoạt động giáo dục tại trường… “Khái niệm trường học hạnh phúc có thể không xa lạ, chỉ là bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Khi bắt đầu rồi thì thường xuyên rút kinh nghiệm, nhìn lại để xem mình đã đạt được những gì, lan tỏa những điều đã làm được”, cô Tâm bày tỏ.

Phi có “thưc đo riêng” v trưng hc hnh phúc

Từ góc độ chuyên môn, ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) quan tâm về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, các mối quan hệ và chế độ chính sách khi xây dựng trường học hạnh phúc. Ông Tân nhìn nhận, trường học hạnh phúc có nhiều cách tiếp cận. Hạnh phúc là cảm xúc, do vậy việc xây dựng trường học hạnh phúc phải dẫn đến việc người thụ hưởng trường học hạnh phúc đó phải biết ơn, biết hành động để thể hiện sự biết ơn đó. “Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc cần tiếp cận làm sao người dạy được hạnh phúc, người học được hạnh phúc, được nuôi dưỡng các cảm xúc tốt đẹp. Những lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục cần phải mở rộng ra, để không bỏ sót đối tượng nào khi xây dựng trường học hạnh phúc. Chú ý về môi trường giáo dục của nhà trường, làm sao không để tồn đọng các thiết chế không mang ý nghĩa giáo dục. Nhất là việc xây dựng trường học hạnh phúc cần phải gắn với công tác của từng loại hình trường, quan tâm về chế độ chính sách cho đội ngũ…”, ông Tân cho biết.

Ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, TP.HCM phải có bộ tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc tại các cơ sở giáo dục. Trong đó, cần tính toán các vấn đề tác động để tạo ra môi trường trường học hạnh phúc. “Trường học hạnh phúc cần phải bao hàm 3 yếu tố: Con người, chương trình dạy học và hoạt động giáo dục cùng các mối quan hệ trong, ngoài nhà trường. Làm sao trong 3 trụ cột đó đều hướng tới việc học sinh, giáo viên, nhân viên và cả phụ huynh – những người liên quan đến môi trường giáo dục đều được thụ hưởng môi trường giáo dục lành mạnh, với các định hướng, tiêu chí rõ ràng. Bộ tiêu chí phải xây dựng linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng nhà trường, từng cấp học. Và được xem là thước đo, đo lường đánh giá để các trường học triển khai xây dựng trường học hạnh phúc”, ông Dũng nói.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)