Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Xây dựng các khu định cư trên Mặt trăng nhờ… nước tiểu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu nói rằng các phi hành gia có thể xây dựng các khu định cư trên Mặt trăng nhờ ure có trong nước tiểu của họ.
Theo các nhà nghiên cứu cho biết, ure, một thành phần trong nước tiểu, có thể được sử dụng để tạo ra các cấu trúc ổn định trên Mặt trăng.
Xây dựng khu định cư trên Mặt trăng rất tốn kém.
Xây dựng khu định cư trên Mặt trăng rất tốn kém.
Ý tưởng thuộc địa hóa Mặt trăng đã diễn ra trong những năm gần đây. NASA có kế hoạch khởi động một sứ mệnh có người lái tới vệ tinh của Trái đất vào năm 2024, trong khi ông trùm công nghệ Elon Musk nói rằng nhân loại cần phải xây dựng căn cứ trên đó. Tuy nhiên, việc chiếm đóng Mặt trăng đặt ra một số thách thức. Một trong số đó là xây dựng các khu định cư ở đó. Trong khi xây dựng khu định cư trên Mặt trăng rất tốn kém.
Theo một khảo sát gần đây, vận chuyển chỉ khoảng 0,45kg lên quỹ đạo đã mất chi phí khoảng 10.000 USD. Vì vậy NASA, ESA và các cơ quan không gian khác đang thúc đẩy việc sử dụng vật liệu tại chỗ. Mặt trăng có nhiều vật liệu có thể được sử dụng để xây dựng các tòa nhà tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi một lượng lớn hóa chất và nước cần được vận chuyển đến vệ tinh của Trái đất.
Theo các nhà khoa học, trộn urê với đất regolith Mặt trăng sẽ tạo ra các cấu trúc chắc chắn có thể chịu được trọng lượng nặng.
“Chúng tôi đã khám phá khả năng sử dụng urê làm phụ gia hóa học để xây dựng trên Mặt trăng. Các mẫu chứa chất siêu dẻo dựa trên hoà trộn với urê hoặc naphthalene có thể chịu được trọng lượng nặng ngay sau khi trộn, trong khi vẫn giữ được hình dạng gần như ổn định. Các phụ gia có thể được sử dụng để xây dựng một cấu trúc mà không có biến dạng đáng chú ý nào", nghiên cứu cho biết.
Với ý tưởng này, các nhà khoa học đã tiến gần hơn đến việc xâm chiếm Mặt trăng bằng cách giải quyết vấn đề xây dựng các khu định cư trên bề mặt Mặt trăng. Vấn đề trước mắt cần giải quyết nữa là mức độ phóng xạ cao, biến động nhiệt độ và rủi ro va chạm với các thiên thạch.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)