Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Xây dựng các trạm cấp cứu trên đường cao tốc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Diễn tập sơ cấp cứu. Ảnh: I.T

Vừa qua, Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ GTVT xây dựng Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông (TNGT) trên hệ thống đường bộ. Đây là đề án nhằm góp phần hạn chế nguy cơ tử vong, hạn chế những biến chứng cho các nạn nhân TNGT.
Giải pháp hạn chế tử vong
Theo Bộ GTVT, khi các trạm cấp cứu TNGT trên tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương được đưa vào hoạt động năm 2010 thì đã cho những kết quả khả quan. Nhờ được trang bị đầy đủ thiết bị và thông tin đảm bảo kịp thời nên các nhân viên y tế của trạm cấp cứu đã sơ cấp cứu và vận chuyển an toàn nhiều nạn nhân các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng đến bệnh viện. Cụ thể, vụ tai nạn lúc 3 giờ ngày 13-6-2011, trong tổng số 16 nạn nhân, nhân viên y tế của trạm đã kịp thời sơ cứu và vận chuyển an toàn 11 nạn nhân tới cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vụ tai nạn kế tiếp xảy ra lúc 5 giờ ngày 17-7-2011, 16 nạn nhân đã được cấp cứu kịp thời nên chỉ có 2 nạn nhân tử vong… Đóng góp cho đề án này, nhiều người nhất trí với nhóm giải pháp tổ chức hệ thống trạm cấp cứu TNGT và nâng cao năng lực cấp cứu, điều trị nạn nhân TNGT của các cơ sở y tế dọc theo các tuyến đường cao tốc. Theo đó, việc xây dựng trạm cấp cứu theo tiêu chí về tần suất số vụ TNGT xảy ra trên những địa phương có đường cao tốc đi qua và bảo đảm đáp ứng 3 nhiệm vụ chính là: Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về hiện trạng TNGT; tổ chức phương án vận chuyển người bị nạn; cấp cứu, cứu chữa tại chỗ.
Tổ chức tốt sơ cấp cứu
Theo đề án tổ chức cấp cứu trên đường cao tốc, dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng 31 trạm cấp cứu. Địa điểm đặt các trạm này sẽ được bố trí tại các trạm cứu hộ giao thông của đường cao tốc với trang thiết bị tối thiểu như: Xe cứu thương, thiết bị, dụng cụ và thuốc cấp cứu cùng các đồ dùng văn phòng khác. Nhân lực tại các trạm cấp cứu có 3 người gồm: Bác sĩ, điều dưỡng và lái xe kiêm hộ lý. Bộ Y tế sẽ giao cho các bệnh viện trực thuộc Trung ương, các tỉnh/thành và bệnh viện ngành GTVT trên dọc tuyến có đường cao tốc trực tiếp tổ chức và quản lý các trạm cấp cứu. Kinh phí đầu tư, duy trì các trạm sẽ được tính vào kinh phí thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc khi thiết kế hoặc được dự toán và phê duyệt sau khi đường cao tốc được đưa vào khai thác… Theo Phó cục trưởng Cục Y tế (Bộ GTVT) Phạm Thành Lâm, việc xây dựng các trạm cấp cứu TNGT trên đường cao tốc cần phối hợp với trạm cứu hộ giao thông, ngành GTVT dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới. Về quản lý trạm cấp cứu TNGT, cần gắn trạm ngay từ khi thiết kế, xây dựng các tuyến đường cao tốc để có thể tạo ra một tổ hợp đồng bộ vừa bán xăng, nghỉ ngơi, trạm y tế… Theo đại diện Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), phải tính toán làm sao xây dựng nhân lực tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và điều hành tại chỗ để phân loại bệnh nhân, từ đó có hướng xử trí cấp cứu thật tốt. Đề án phải giải quyết được 3 vấn đề chính gồm: Hệ thống mạng lưới thông tin phải đảm bảo khi có tai nạn xảy ra, báo cho ai gần nhất và ai tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó phải đồng bộ giữa hệ thống sơ cứu ban đầu và hệ thống cấp cứu cũng như điều trị cơ bản tại các bệnh viện trên tuyến…n
Bài, ảnh: Hà Anh
Theo ông Nguyễn Khắc Thủy – Phó cục trưởng Cục Y tế (Bộ Công an) – cần thiết phải xây dựng các trạm cấp cứu TNGT trên đường cao tốc vì đa số các tuyến đường đều được xây dựng xa khu vực dân cư nên khả năng tham gia cấp cứu của cộng đồng, các bệnh viện địa phương gặp nhiều khó khăn khi xảy ra TNGT. Về nhân lực, cần có phương án đào tạo, tập huấn cho lực lượng CSGT trong việc sơ cấp cứu TNGT vì đây là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường các vụ TNGT…
 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)