Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng chính sách đặc thù tuyển dụng giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Đ gii bài toán thiếu giáo viên và thu hút ngun nhân lc giáo viên cht lưng cao, vài năm nay TP.HCM đã xây dng nhiu chính sách đc thù trong tuyn dng và đt hàng giáo viên.


Vic đt hàng giáo viên s giúp to ra ngun nhân lc giáo dc cht lưng cao. Trong hình, k tuyn dng giáo viên ti TP.HCM trong năm 2020

Nghị định 116/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đã đặt ra thêm nhiều vấn đề để TP.HCM không chỉ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là lâu dài.

TP.HCM có điu kin thun li thc hin đt hàng giáo viên

Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đặt ra yêu cầu xác định nhu cầu đào tạo, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giáo viên. Cụ thể, nghị định nêu rõ, hàng năm UBND cấp tỉnh rà soát tính toán và xác định nhu cầu tuyển dụng, đào tạo giáo viên tại địa phương của từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho năm tuyển sinh gửi Bộ GD-ĐT trước ngày 31-1 hàng năm, công khai trên các phương tiện truyền thông. Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng giáo viên và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo, Bộ GD-ĐT xác định chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên để thực hiện tuyển sinh. Căn cứ theo chỉ tiêu được giao, cơ sở đào tạo công khai rộng rãi cho địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo giáo viên, từ đó địa phương, cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo.

Trên thực tế, trước khi Nghị định 116 của Chính phủ ban hành, TP.HCM và một số địa phương đã chủ động thực hiện những giải pháp để giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, hướng đến tìm kiếm nguồn nhân lực giảng dạy chất lượng cao. Trong khi TP.HCM tạo cơ chế “sòng phẳng” cho sinh viên mới tốt nghiệp tự ứng tuyển vào các trường có nhu cầu, thậm chí sinh viên sư phạm khi đi thực tập nếu đủ điều kiện nhà trường đặt hàng, nhận luôn thì tỉnh Quảng Nam lại “săn đón” sinh viên sư phạm tốt nghiệp xuất sắc tại các trường ĐH, bố trí chỗ ăn, ở, đặt hàng vào các vị trí việc làm tại tỉnh.

ThS. Lê Phan Quốc (Phó Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sư phạm TP.HCM) đánh giá, Nghị định 116 giúp hợp thức hóa các cách làm trước đây của nhiều địa phương, song để thực hiện hiệu quả thì đòi hỏi tính dự báo chính xác nhu cầu, dữ liệu về nhân lực của địa phương theo lộ trình hàng năm. Khó nhất vẫn là sự phối hợp giữa các bên liên quan phải đồng bộ với nhau, các cơ sở đào tạo giáo viên phải thay đổi chiến lược đào tạo.

ĐH Sư phạm TP.HCM và Sở GD-ĐT TP đã có sự phối hợp về chuyên môn, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Thực hiện Nghị định 116, ThS. Quốc cho rằng TP.HCM sẽ có điều kiện thuận lợi hơn các tỉnh thành khác khi đa dạng về các đối tượng sinh viên với nhiều cơ sở đào tạo giáo viên nên việc chọn lựa đặt hàng giáo viên cũng thuận lợi hơn. Việc đầu tư cho sinh viên cũng không quá khó khăn. “Khi đặt hàng về nhân lực giáo viên, chính TP sẽ hiểu rất rõ nhân lực địa phương mình cần, nhất là nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên trong hệ thống trường chuyên, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên học tập, rèn luyện. Việc xác định được điều này để đầu tư cũng giúp người học an tâm học tập. Dù vậy, TP cần xác định được phân khúc, vị trí việc làm một cách rõ ràng”.

Thu hút ngưi tài đến vi giáo dc

Vài năm nay, TP.HCM đã xây dựng riêng nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non, sinh viên sư phạm mầm non mới ra trường cùng các chính sách phát triển giáo dục mầm non nên đã phần nào giải được bài toán thiếu giáo viên mầm non ở các trường mầm non công lập. Song, quay trở lại bài toán về nhân lực giáo viên tại TP.HCM, thực tế, nhiều năm nay TP luôn thiếu giáo viên, nhất là giáo viên đặc thù như ngoại ngữ, tin học, công nghệ, mỹ thuật ở bậc phổ thông. Để thực hiện chương trình mới, nhu cầu về giáo viên ngoại ngữ, tin học lại càng tăng cao, đồng thời đặt nặng thêm về các yếu tố chất lượng của nguồn nhân lực.

Năm học 2020-2021, Q.11 có nhu cầu tuyển dụng 143 chỉ tiêu vị trí việc làm giáo viên. Trong đó, bậc mầm non cần 32 chỉ tiêu, tiểu học cần 72 chỉ tiêu, THCS cần 39 chỉ tiêu. Ông Nguyễn Trọng Hiếu (Trưởng phòng GD-ĐT Q.11) cho biết, nhu cầu tuyển dụng là vậy nhưng thực tế thì hầu như “không tuyển đủ”. Có những vị trí rất khan hiếm nhân lực nhưng không vì thế mà tuyển một cách xuề xòa, không để vì thiếu giáo viên mà tuyển những nhân lực không đủ yêu cầu.

Kể lại câu chuyện tuyển dụng giáo viên ở trường mình, cô Kiều Nguyệt Hương Liên (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh) cho hay, có khi chỉ trong một năm, ở cùng một vị trí việc làm, nhà trường phải đăng thông tin tuyển dụng đến 2-3 lần. “Khi tuyển giáo viên ngoại ngữ, công nghệ thì đòi hỏi quá cao nhưng mức lương lại không tương xứng. Vì thế, chỉ dạy được một thời gian ngắn, khi có điều kiện là họ chuyển ra ngoài công tác ở trường quốc tế, trung tâm ngoại ngữ hay các công ty thiết kế…”.

Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn tính toán, bình quân mỗi năm TP.HCM cần thêm khoảng 300.000 vị trí việc làm mới. Ở lĩnh vực liên quan đến giáo dục đào tạo là 2,15% tương đương với khoảng 6.500 vị trí, bao gồm mầm non, phổ thông, ĐH, CĐ và dạy nghề. Riêng về giáo viên phổ thông, tính đến năm 2025, mỗi năm TP cần khoảng 2.000 vị trí. “Do đặc thù của ngành nên nếu chỉ nhìn con số thì thấy không tăng lớn nhưng nếu nhìn xa hơn trong khoảng từ 5-7 năm nữa thì lại đặt ra nhiều vấn đề. Đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó, đòi hỏi người thầy phải gắn liền với công nghệ, phải có kiến thức về công nghệ, am hiểu công nghệ, có kỹ năng, ngoại ngữ và đặc biệt là phải có đạo đức”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Từ nhìn nhận trên, ông Tuấn cho rằng, mặc dù nhu cầu không quá cao, nhưng với đòi hỏi cao và quá trình phát triển, đổi mới không ngừng của giáo dục đào tạo, thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh gắt gao trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Một bộ phận giáo viên, sinh viên sư phạm sẽ… tự sàng lọc, nhất là với giáo viên lớn tuổi, giáo viên chậm đổi mới, thiếu và yếu ngoại ngữ, kỹ năng, không có tư tưởng dám xâm nhập, dấn thân vào trường quốc tế, dân lập. “Nghị định 116 sẽ tạo điều kiện tốt hơn để TP.HCM thu hút nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, phục vụ cho quá trình phát triển giáo dục, giữ vững vị trí đầu tàu của TP. Việc thay đổi này sẽ giúp đội ngũ trẻ có nhiều cơ hội nếu biết nắm bắt, học tập. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đi cùng với các chính sách, cần phải quyết liệt thay đổi nhận thức của sinh viên sư phạm, theo nghề bằng tình yêu thực sự, không đứng núi này trông núi nọ, dám xông pha dạy học ở các vùng sâu vùng xa, tức là phải có thêm các kế sách để chọn được “người thầy đúng là người thầy”, có kiến thức và đạo đức, chịu được áp lực, khi đó tuyệt đối nguồn nhân lực sẽ thay đổi”.

Theo ông Tuấn, thực hiện Nghị định 116, TP.HCM cần phải chủ động kết hợp với các đơn vị về dự báo nhân lực để tính toán ra số nhân lực giáo dục theo từng năm và dài hơi, tính toán thêm nhân lực giáo dục đặc thù riêng cho TP để có thể đặt hàng phù hợp.

Yến Khương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)