Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng chuẩn đầu ra: Khâu còn yếu của các trường ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Việc xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra và nâng cao chất lượng đang là khâu yếu của các trường ĐH mặc dù đào tạo chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động chức năng của các nhà trường.

PGS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thông tin tính đến thời điểm hiện tại có 183/241 cơ sở giáo dục ĐH (không bao gồm 35 cơ sở giáo dục công an, quân đội và 13 trường CĐ sư phạm) đã thực hiện việc kiểm định, chiếm 76% tổng số cơ sở giáo dục ĐH.

Việc xây dựng chuẩn đầu ra của các trường ĐH còn yếu  - Ảnh 1.

Một chương trình có chuẩn đầu ra tốt sẽ giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. MỸ QUYÊN

"Tuy các cơ sở đều đạt kiểm định theo quy định nhưng ở mức thấp, dao động ở điểm 4/7. Vẫn có một số trường chưa đạt ở một số tiêu chí", PGS-TS Huỳnh Văn Chương cho biết.

Cụ thể, có 38 trường (38,31%) có từ 5-10 tiêu chí không đạt điểm 4 (là điểm tối thiểu đạt yêu cầu). Có 49 trường (49,40%) có từ 11-21 tiêu chí không đạt điểm 4 và có 26 trường (26,21%) có từ 22-56 tiêu chí không đạt điểm 4.

Như vậy, không có cơ sở giáo dục nào có tất cả tiêu chí đạt điểm 4. Số tiêu chí chưa đạt điểm 4 chiếm trung bình theo tiêu chuẩn là 20%.

Về chương trình đào tạo, thống kê của Cục Quản lý chất lượng đã chỉ ra ở nhóm tiêu chuẩn về phát triển chương trình đào tạo hầu như các trường chưa đáp ứng yêu cầu ở mức tối thiểu (4 điểm). Tính trung bình thì có 8/11 tiêu chí của tiêu chuẩn này ở các trường đạt mức dưới 4. Ở tiêu chí chuẩn đầu ra, có 368/899 chương trình đào tạo đạt nhưng mức chưa đến 4 điểm (quy định 3,5/7 là đạt).

Ông Chương chia sẻ thêm: "Kết quả điểm giữa tự đánh giá và đánh giá ngoài của các trường còn có sự chênh lệch rất lớn cho thấy năng lực tự đánh giá theo chuẩn là chưa thật chính xác. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra đang là khâu còn nhiều hạn chế và tồn tại của các trường ĐH mặc dù trong thực tế đào tạo chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động chức năng của các nhà trường".

Từ đó, ông Chương đánh giá việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ nên cần có chính sách để thúc đẩy các trường sớm hoàn thiện và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.

Cụ thể, gắn hệ thống đảm bảo bên trong với các hoạt động của trường ĐH như là một bước giám sát, phản biện và tham vấn chính xác cho lãnh đạo trường trước khi đưa ra các quyết định cho các hoạt động. Đội ngũ làm công tác bảo đảm chất lượng cũng cần được cải tiến chất lượng thường xuyên và đạt chuẩn.

Theo Mỹ Quyên/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)