Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng đội ngũ công chức đủ về lượng và chất

Tạp Chí Giáo Dục

Ti TP.HCM, B Ni v va t chc hi tho góp ý vào d tho các ngh đnh v khuyến khích, bo v cán b năng đng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đt phá vì li ích chung; tinh gin biên chế; quy đnh cán b công chc cp xã và ngưi hot đng không chuyên trách. Có th nói, ba d tho này nhm nâng cao cht lưng ca đi ngũ cán b, công chc đáp ng mong mi ca ngưi dân và doanh nghip…


Đ cán b dám nghĩ, dám làm, dám đt phá vì li ích chung thì cn có cơ chế bo v (nh minh ha)

To điu kin đ cán b dám nghĩ, dám làm

Tại hội nghị, dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu…

Đối với TP.HCM, thực hiện Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, TP đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và đề ra 92 chương trình, đề án.

Ông Huỳnh Thanh Nhân – Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM – cho biết: “TP rất cần các cán bộ năng động, sáng tạo, dám làm, dám đột phá. Hiện TP đã thẩm định 33/92 chương trình, đề án”.

Ông Ngô Công Hầu – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu – cho rằng, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm nhưng phải tính đến cách bảo vệ cán bộ để tinh thần năng động, sáng tạo, đột phá được phát huy tốt. Dự thảo nghị định nêu “vì lợi ích chung mà làm có hiệu quả, làm tốt”, như thế sẽ mang lợi ích phát triển cho đất nước, địa phương bằng những mô hình cụ thể làm hàng năm, hàng tháng. Tuy nhiên, “giai đoạn đầu cán bộ làm tốt, hiệu quả nhưng giai đoạn sau người kế nhiệm thấy sai thì liệu có bị thanh tra, kiểm tra không; kiểm toán có bỏ qua không?”, ông Hầu tâm tư.

Tại Hậu Giang, ông Nguyễn Minh Trí –  Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh – cho biết, cán bộ ở Hậu Giang đã dám nghĩ nhưng chưa dám triển khai. Cụ thể như việc tinh giản biên chế, nếu làm không khéo thì lực lượng công chức sẽ già đi, không có người trẻ thay thế vì theo quy định không được nhận người mới.

“Tỉnh Hậu Giang muốn xây dựng một đề án để tạo nguồn cán bộ mới dựa theo thực tiễn của tỉnh nhà”, ông Trí nói.

Giám đốc Sở Nội vụ Hậu Giang cũng đề xuất cần có quy định, chế tài đối với các thủ trưởng cơ quan, đơn vị không chấp nhận những ý tưởng, sáng kiến hay của cấp dưới.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Giàu – Giám đốc Sở Nội vụ Bến Tre – cũng đề xuất nên có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thẩm định ý tưởng đổi mới sáng tạo để đi đến việc thực hiện hay không thực hiện.  Song song đó, cần có một cơ quan thẩm tra độc lập về kết quả thực hiện nhiệm vụ để tạo chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức; tạo sự đồng bộ, cụ thể trong việc thực hiện.

Chủ trì hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ – thừa nhận, dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung là nghị định khó và mới; cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện có những điểm khó khăn. Tuy nhiên, khó mấy cũng phải làm, làm cho bằng được nhưng không cầu toàn. Từ đó hoàn thiện dần để nâng lên mức độ văn bản pháp quy tốt hơn, tạo hành lang pháp lý để cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám đột phá.

“Hiện Đảng và Nhà nước đang tập trung cao cho công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó xuất hiện một bộ phận cán bộ giữ an toàn và sợ sai. Vì thế cho nên hơn lúc nào hết, đây là lúc rất cần thiết, cấp thiết phải tham mưu Chính phủ ban hành một nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”, bà Nhàn nhấn mạnh.

Cán b cp xã không th cào bng sng

Đối với dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế, Giám đốc Sở Nội vụ Bến Tre cho biết, tinh thần Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung ương 6 về tinh giản biên chế đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ công chức từ cấp tỉnh đến cơ sở phải chuyên nghiệp. Như vậy cần xem xét nâng số lượng cán bộ công chức ở cấp cơ sở, giảm tương ứng số lượng người hoạt động không chuyên trách để đảm bảo mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, hiện đại.

Góp ý cho dự thảo Nghị định quy định cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách; ông Trần Quang Tú – Giám đốc Sở Nội vụ Đồng Nai – cho biết, hiện nay quy định số lượng số cán bộ công chức cấp xã chưa phù hợp. Đơn cử như Đồng Nai có một số phường dân số rất đông, có phường trên 117 ngàn dân, có phường 135 ngàn dân nhưng số lượng công chức quy định chỉ có 4, 5 người. Trong quá trình làm việc gặp vô vàn khó khăn. Không riêng Đồng Nai mà TP.HCM, Bình Dương cũng đang vướng quy định này.

“Để khắc phục hạn chế thì nên tăng thêm cho một số địa phương, đơn vị có tính đặc thù dân số đông. Có thể quy định cụ thể xã, phường nào trên 100 ngàn dân thì số công chức, viên chức là bao nhiêu; 120 ngàn dân là bao nhiêu công chức, viên chức”, ông Tú đề xuất.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 3 nghị định (Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; Nghị định quy định tinh giản biên chế; Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố) liên quan đến việc tạo điều kiện cho sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tới đây.

Năm 2023, 2024 là thời điểm tập trung cao nhất để sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, vì vậy đòi hỏi phải triển khai công việc hết sức khẩn trương, quyết liệt. Mặt khác phải chuẩn bị đủ các cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện.

Còn theo ông Huỳnh Ngọc Sang – Giám đốc Sở Nội vụ Cà Mau, nghị định giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh phải cụ thể hóa trình độ chuyên môn, quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng, quản lý đánh giá đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Tuy nhiên, từ thực tế ở Cà Mau cho thấy nên đưa một số quy định trong nghị định này về Bộ Nội vụ để thống nhất cả nước. Vì nếu quy định cho UBND cấp tỉnh nhiều quá sẽ xảy ra tình trạng mỗi nơi có mỗi cách làm khác nhau, khó tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

Bà Trà thông tin, hiện Bộ Nội vụ đang tập trung cao để tham mưu với các cấp có thẩm quyền chuẩn bị cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nên phải hết sức chủ động trong xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư.

“Hơn lúc nào hết, trong điều kiện bối cảnh hiện nay, chúng ta phải làm rất tốt để có cơ chế đủ mạnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với đội ngũ này – những người hoạt động không chuyên trách cấp xã”, bà Trà nhấn mạnh.

Phương Linh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)